“Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa” không còn là khái niệm xa lạ đối với các doanh nghiệp vì đây là một trong những chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, để hiểu hơn về toàn bộ những nội dung cốt lõi nhất về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì hãy cùng ALSLogistics.vn cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
C/O là gì?
C/O là viết tắt của Certificate of Origin – “Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa” .Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được định nghĩa là văn bản có hình thức giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên các quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gỗ xuất xứ của hàng hóa đó.
Lợi ích của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
-
Xuất nhập khẩu dễ dàng: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa.Có nghĩa hàng hóa có thể không xuất nhập khẩu được nếu thiếu C/O.
- Tránh rủi ro về hàng hóa: Dựa vào giấy chứng nhận được cấp , chúng ta có thể biết được hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, tránh những rủi ro về các loại hàng giả, hàng nhái.
- Nhận được ưu đãi thuế quan: Khi xác định định được nguồn gốc hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp phân biệt được đâu là hàng nhận những ưu đãi và áp dụng ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được các quốc gia ký kết.
- Thống kê thương mại – duy trì hệ thống hạn ngạch dễ dàng. Việc xác định được nguồn gốc xuất xứ sẽ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối đối với 1 khu vực hay một quốc gia trở nên dễ dàng hơn. Vậy nên, trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch .
- Phân loại mặt hàng: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ giúp quyết định loại hàng hóa đó có đủ tiêu chuẩn nhập vào quốc gia khác hay không. Ví dụ: Những loại máy móc đã qua sử dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc sẽ không được nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định trong công văn số 3016/BKHCN-ĐTG ngày 29/4/2013.
Phân loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa/ CO.
Giấy chứng nhận (C/O ) ưu đãi: Đây là loại C/O cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này. Ví dụ ưu đãi thuế quan phổ cập, Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
Giấy chứng nhận (C/O ) không ưu đãi: Tức là loại thường được sử dụng, giúp xác nhận xuất xứ hàng hóa từ một nước nào và không nhận được sự ưu đãi nào về thuế.
Tùy từng lô hàng cụ thể mà có thể gặp nhiều form C/O khác nhau.
Dưới đây là một số form phổ biến thường được sử dụng:
- C/O mẫu A: Mẫu ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.
- C/O mẫu B: Mẫu không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.
- C/O mẫu D: Mẫu dùng cho các nước trong khối ASEAN.
- C/O mẫu AK: Mẫu dùng cho ASEAN – Hàn Quốc.
- C/O mẫu AJ: Mẫu dùng cho ASEAN – Nhật Bản..
- C/O mẫu E: Mẫu dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.
- C/O mẫu S: Mẫu dùng cho Việt Nam – Lào; Việt Nam – Campuchia.
- C/O mẫu VJ: Mẫu dùng cho Việt Nam- Nhật Bản
- C/O mẫu AI: Mẫu dùng cho Việt Nam- Ấn Độ.
- C/O mẫu AANZ: Mẫu dùng cho Việt Nam- Australia- New Zealand.
- C/O mẫu VC: Mẫu dùng cho Việt Nam- Chile.
- C/O mẫu EAV: Mẫu dùng cho Việt Nam – Liên Minh Kinh tế Á- Âu.
Hồ sơ xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Bao gồm một số loại giấy tờ sau đây:
- Đơn đề nghị xin cấp C/O
- Mẫu C/O đã được khai hoàn chỉnh.
- Tờ khai hải quan xuất khẩu.
- Hóa đơn thương mại.
- Vận đơn.
- Bảng giải trình quy trình sản xuất.
- Một số giấy tờ khác như: Hợp đồng mua và bán, giấy phép xuất khẩu, giấy phép kinh doanh,…
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết về “ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa” mà chúng tôi đã giúp bạn tổng hợp lại. Nếu bạn có những thắc mắc hay cần tư vấn về các dịch vụ vận tải hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng.