Các thành phần chính cấu tạo nên hệ thống kho lạnh?

- Advertisement -spot_imgspot_img
- Advertisement -spot_imgspot_img

Kho lạnh là hệ thống kho đặc thù mà các doanh nghiệp dùng để lưu trữ các hàng hóa cần đảm bảo dải nhiệt độ bảo quản nhất định.

Chúng ta có thể nghe thấy, nhìn thấy và đã từng vào kho lạnh.

Tuy nhiên không phải ai cũng biết kho lạnh được cấu tạo thế nào, cơ chế giữ lạnh ra sao?

Để biết thêm về những thông tin đặc thù này, mời bạn đọc cùng Alslogistics.vn tham khảo bài viết dưới đây.

I. Các thành phần chính cấu tạo nên hệ thống kho lạnh?

Kho lạnh được cấu thành từ rất nhiều chi tiết và bộ phận khác nhau. Mỗi phần lại có chức năng riêng biết. Trong giới hạn của bài viết, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu các thành phần quan trọng nhất, ảnh hưởng đến chất lượng của một kho lạnh tiêu chuẩn.

  1. Vỏ kho lạnh

Kết cấu vỏ kho lạnh sẽ khác biệt khá nhiều so với hệ thống kho thông thường. Chúng thường được lắp bằng những tấm panel lớn, có khả năng chịu lực, cách nhiệt, dày khoảng từ 150 – 200mm. Nền kho phía dưới ít khi sử dụng các panel mà thay vào đó người ta xây dựng mặt bê tông có độ láng để chiu tải trọng tốt hơn (sử dụng panel dễ bị hư hỏng khi đi lại nhiều, khó chịu được tải trọng hàng hóa khi được lưu trữ thực tế).

  1. Hệ thống máy nén

Đây là thành phân vô cùng quan trọng đóng vai trò nén lạnh, nó liên tục hút hơi môi chất lạnh sinh ra ở thiết bị bay hơi để nén lên áp suất cao và đẩy vảo thiết bị ngưng tụ. Quá trình này tạo nhiệt độ phù hợp cho kho lưu trữ. Thông thường các hệ thống kho lạnh tiêu chuẩn sẽ sử dụng máy nén 2 cấp và thường tới từ các thương hiệu lớn nhu: Bitzer. Mycom, …

  1. Hệ thống bình tách lỏng

Bình tách lỏng được sử dụng để tách các giọt hơi ẩm còn lại trong hơi trước khi về máy nén. Nó được sử dụng để ngăn ngừa hiện tượng ngập lỏng gây hư hỏng máy nén.

  1. Hệ thống bình trung gian

Với hệ thống nén 2 cấp (được nói phía trên), người ta sẽ sử dụng các bình trung gian nằm ngang với chi phí thấp nhưng hoạt động vô cùng hiệu quả

Bình trung gian dùng để làm mát trung gian hơi môi chất sau cấp nén áp thấp và để quá lạnh môi chất trước khi vào can tiết lưu bằng cách bay hơi 1 phần môi chất lỏng dưới áp suất trung gian. Ngoài ra bình trung gian cũng đóng vai trò là bình tách lỏng đảm bảo hơi hút về máy nén cấp cao là hơi bão hòa khô.

II. Cơ chế làm lạnh của kho được thực hiện như thế nào?

Cơ chế làm lạnh của kho đặc thù này được hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng không khí đối lưu cưỡng bức để làm lạnh.

Hệ thống sẽ sử dụng các bộ phận cấp động dạng khối hoặc rời. Giữa các khối có khe hở tạo thành nhiều tầng khác nha. Không khi sẽ được tuần hoàn thông qua các khe hở này, xảy ra tình trạng cưỡng bức và trao đổi nhiệt ở cả 2 phía.

Mặt phía trên sẽ trao đổi nhiệt trực tiếp với sản phẩm, mặt phía dưới sẽ trao đổi nhiệt qua bộ phận cấp đông, luân chuyển truyền nhiệt lạnh vào sản phẩm. Quá trình này được thực hiện một cách liên tục.

Nhiệt độ của dòng không khí trong hệ thống cấp đông sẽ rơi vào khoảng – 35 độ C do đó thời gian làm lạnh một sản phẩm bất kỳ được thực hiện khá nhanh.

Tùy theo mỗi loại kho lạnh, hệ thống cấp đông cáo thể đặt ở trên cao (phần mát trên) hoặc dưới sàn. Đối với hệ thống máy lớn, nặng, phương án thường được sử dụng là để máy dưới nền sàn để đảm bảo an toàn. Trong trường hợp, cần đặt ở phía trên, kết cấu kho cần đảm bảo tính vững chắc, có hệ thống treo đảm bảo chắc chắn.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về cơ chế hoạt động của hệ thống kho lạnh thông thường. Nếu có bât cứ vường mắc nào hay cần tư vấn về dịch vụ kho lạnh lữu trữ hàng hóa, quý khách có thể liên hệ trực tiếp tới tổng đài 1900 3133 để gặp đội ngũ chuyên gia của chúng tôi. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiên và phản hồi của quý khách.

- Advertisement -spot_imgspot_img
Logistics Việt Nam
Logistics Việt Nam
Cung cấp các thông tin mới nhất về logistics. Đáp ứng trọn vẹn nhu cầu quản lý chuỗi cung ứng hàng hoá tại thị trường Việt Nam.
Latest news
- Advertisement -spot_img
Related news
- Advertisement -spot_img