Vận tải cảng biển ngày càng phát triển, góp phần đẩy mạnh hiệu quả giao thương hàng hóa trong và ngoài nước. Đồng thời, thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định cho cải thiện chất lượng cuộc sống hoàn hảo. Vậy cảng container là gì? Tiêu chuẩn đánh giá cảng chất lượng như thế nào? Cùng Alslogistics.vn tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Cảng container là gì?
Tham khảo thêm: Tìm hiểu các hãng tàu container phổ biến trên thị trường
Cảng container là khu vực nằm trong hải cảng lớn, bao gồm nhiều nhiều loại cảng khác nhau để phục vụ tàu chở hàng, tàu dầu, tàu khách…Mô hình cảng này có thiết kế đặc biệt dành riêng cho tàu container neo đậu, bốc hạ container và thực hiện hoạt động vận chuyển hàng container vào trong nước.
Phân loại cảng container
Có 3 loại cảng container phổ biến trên thị trường hiện nay. Với mỗi loại, sẽ có đặc thù riêng về quy cách phục vụ cũng như mô hình hoạt động. Cụ thể:
- Cảng chuyển tải: Mô hình cảng container này chủ yếu phục vụ các tàu chuyên chở hàng quốc tế trên tuyến chính để chuyển tải hàng hóa sang các tàu container khác. Hiểu đơn giản, đây là nơi trung chuyển hàng hóa lên các container để đến điểm đích vận chuyển.
- Cảng đầu mối: Là cảng container nước sâu, chuyên phục vụ tàu chở hàng có có trọng tải trung bình, vận chuyển hàng hóa nội địa. Cảng container này thường sẽ có diện tích lớn do thời gian nằm container lâu hơn và bảo đảm sự tăng đột biến về số lượng các container.
- Cảng phục vụ các tàu trên tuyến nhánh: Cảng container này sẽ nằm sâu trong nội địa, phục vụ các tài trên tuyến nhánh, có sức chứa trung bình dưới 100 Teu. Địa điểm này thường sẽ diễn ra các hoạt động như: Nâng hạ, giao nhận container hoặc thực hiện các thủ tục thông quan.
Đọc thêm: Kích thước Container phổ biến hiện nay
Tiêu chuẩn đánh giá cảng container chất lượng
Dưới đây là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá cảng container chất lượng.
Tiêu chuẩn về an toàn
- Cần bố trí các tuyến giao thông trong cảng theo nguyên tắc 1 chiều (đường 1 chiều) để hạn chế thấp nhất điểm giao cắt giữa các tuyến giao thông khác nhau nhằm tạo nên sự thông thoáng cho hoạt động vận tải hiệu quả.
- Các khu vực dành cho người đi bộ và xe chở container phải có sự ngăn cách nhất định để bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông tại đây.
- Đường lưu thông hoặc khu vực tác nghiệp cho thiết bị bốc dỡ hàng hoá phải được tách riêng với các tuyến giao thông khác để tránh tình trạng lộn xộn, mất kiểm soát.
Tiêu chuẩn đơn giản
- Các mẫu biểu chứng từ giao nhận container phải rõ ràng, tránh sự nhầm lẫn không đáng có.
- Các điểm dừng container kiểm tra nên giảm thiểu các thủ tục không cần thiết, nhằm tránh sự ùn tắc, mất kiểm soát.
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế
- Công nhân và thiết bị xếp dỡ phải được bố trí hợp lý theo kế hoạch sản xuất.
- Khắc phục và hạn chế tối đa thời gian chờ đợi của công nhân và các thiết bị do lập kế hoạch không chính xác.
Tiêu chuẩn linh hoạt
- Các hoạt động và thủ tục cần thiết nên được đưa ra cho các tình huống khẩn cấp.
- Có biện pháp khắc phục nhanh chóng, hiệu quả cho những tai nạn hoặc sự cố liên quan đến hoạt động bốc xếp hàng hóa.
- Những thay đổi bất thường trong hoạt động của cảng cần được giải quyết hoặc điều chỉnh nhanh chóng để không làm ảnh hưởng đến vận tải hàng hoá.
Điểm danh các cảng container đạt chuẩn hiện nay
Có nhiều mô hình cảng container hiện nay, nhưng không phải tất cả đều tốt và phù hợp cho nhu cầu sử dụng của khách hàng. Dưới đây là danh sách các cảng container đạt chuẩn, chất lượng hiện nay:
- Cảng Hải Phòng
- Cảng Vân Phong (Khánh Hòa)
- Cảng Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu)
- Cảng Quy Nhơn (Bình Định)
- Cảng Đà Nẵng
- Cảng Quảng Ninh
- Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế)
- Cảng Dung Quất (Quảng Ngãi)
- Cảng Cửa Lò (Nghệ An)
- Cảng Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh)
Bài viết trên đây là tổng hợp thông tin về cảng container mà bạn nên tham khảo. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về vai trò của mô hình cảng này đối với vận tải hàng hoá. Nếu có bất kỳ thắc mắc, vui lòng để lại phản hồi ngay dưới đây và chúng tôi sẽ trả lời bạn nhanh chóng, chính xác.