Tầm quan trọng CFS trong xuất nhập khẩu

- Advertisement -spot_imgspot_img
- Advertisement -spot_imgspot_img

Để giải thích cụ thể CFS là gì chúng ta sẽ tiến hành giải thích qua 2 tầng nghĩa là địa điểm và chi phí khi xuất nhập khẩu hàng hóa. Về ý nghĩa địa điểm thì CFS đóng vai trò là một loại kho chuyên dành để nhập các loại hàng lẻ xuất nhập khẩu. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì sẽ được thành 2 hàng là FCL và LCL, trong đó hàng FCL chính là hàng container còn hàng LCL là hàng lẻ được gom về kho và kho hàng này được gọi là CFS.

1. Tìm hiểu tầm quan trọng của kho CFS

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, giao thông vận tải và trong ngành hàng bán lẻ thì doanh nghiệp thường xuyên sử dụng dịch vụ này để cung cấp hàng hóa bán lẻ. Đặc biệt đối với hàng LCL sẽ không được thuê nguyên container để thực hiện quá trình xuất khẩu. Do đó, các cơ quan hải quan sẽ không thể thực hiện chu trình vận chuyển ngay mà sẽ phải nhập các loại hàng này vào kho CFS và đợi những hàng hóa bán lẻ từ những khách hàng khác nhập vào cho đủ một container. Và cuốn cùng là nhập các hàng bán lẻ từ kho CFS vào container và cho đi xuất khẩu.

Kho CFS giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc tích các hàng lẻ cho đủ số lượng đến khi xuất khẩu đi. Các kho CFS này sẽ nằm trong địa phận của cảng và chịu sự quản lí của cơ quan hải quan. Trước khi hàng được chuyển lên container thì công đoạn khai báo cần được thực hành và hoàn thiện.

Xem thêm: Dịch vụ kho vận

2. Giải thích CFS là gì theo chi phí

2.1. Tìm hiểu khái niệm CFS là phí gì?

CFS là phí được thu khi hàng đang ở trong kho và đang chờ để được xếp lên container hoặc được tháo dỡ từ container xuống. Đây là một loại phí được thực hiện trong xuất nhập khẩu mỗi khi hàng hóa ra vào kho. Tiếp đó để đóng hàng vào container, các chủ doanh nghiệp cần chi loại chi phí mà cảng yêu cầu và phần chi phí này được gọi là chi phí CFS.

2.2. Tìm hiểu về quy trình thu phí CFS

Phần phí CFS này chính là chi phí được hải quan tại cảng thu cho các hoạt động xuất- nhập khẩu hàng hóa từ cảng vào kho CFS. Hàng hóa này sẽ bao gồm hàng lẻ, hàng nhập khẩu chưa làm thủ tục và cả hàng xuất nhưng cần phải kiểm tra. Quy trình thu phí CFS sẽ được diễn ra cụ thể như sau:

  • Các nhân viên tại cảng sẽ chịu trách nhiệm thu phí CFS trực tiếp từ forwarder
  • Sau đó các forwarder sẽ chịu trách nhiệm thu lại phần phí này từ những chủ hàng đã gửi hàng đi xuất – nhập khẩu theo đúng loại phí CFS đã được quy định. Chi phí này phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa. Để đảm bảo cho chi phí lô hàng không bị vượt quá mức quy định thì bạn cần tránh sử dụng những forwarder có mức thu cao.

2.3. Những thông tin liên quan đến phí CFS trong ngành xuất nhập khẩu

  • Hiện nay các kho CFS sẽ được quản lý bởi cảng nên người thu phí ban đầu sẽ chính là cảng. Cảng sẽ tiến hành thu phí và trực tiếp đóng ghép hàng LCL lên container. Phí CFS thì sẽ được thu trực tiếp ở xuất và đầu nhập khẩu.
  • Mức phí CFS có thể dao động trong khoảng từ 15 – 18 USD, tuy nhiên trên thực tế thì mức phí này có thể cao hoặc thấp, điều này còn tùy thuộc vào đơn vị vận chuyển và tùy vào từng thời điểm.

Bài viết đã nêu rõ khái niệm CFS là gì với 2 tầng nghĩa là địa điểm và chi phí. Hi vọng qua những điều là ALS Logistics vừa chia sẻ phía trên đã cung cấp các thông tin hữu ích đến quý bạn đọc. 

- Advertisement -spot_imgspot_img
Logistics Việt Nam
Logistics Việt Nam
Cung cấp các thông tin mới nhất về logistics. Đáp ứng trọn vẹn nhu cầu quản lý chuỗi cung ứng hàng hoá tại thị trường Việt Nam.
Latest news
- Advertisement -spot_img
Related news
- Advertisement -spot_img