Chuỗi logistics của Hải Phòng bứt tốc từ một điều chỉnh mới

- Advertisement -spot_imgspot_img
- Advertisement -spot_imgspot_img

(Thị trường) – Trong ngành logistics, Hải Phòng là một tỉnh tiêu biểu với hệ thống hạ tầng đa dạng. Đáp ứng được các loại hình vận tải: đường biển, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và đường hàng không. Bên cạnh đó, tỉnh cũng có vị trí thuận lợi để kết nối các địa phương trong đồng bằng sông Hồng. 

Hải Phòng có những định hướng nhằm phát triển dịch vụ logistics chuyên nghiệp. Mục tiêu đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu dịch vụ logistics ra thế giới. 

Một điều chỉnh mới đối với Hải Phòng 

Hải Phòng nhận được tin vui vào cuối tháng 3 vừa qua khi Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 323/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quy hoạch mới, Hải Phòng sẽ trở thành một trong những thành phố hàng đầu châu Á và thế giới với trình độ phát triển cao.

Quyết định đã đề cập đến việc ưu tiên phát triển các chức năng cảng và dịch vụ cảng tại Hải Phòng. Mạng lưới logistics với diện tích khoảng 2.200 – 2.500 ha. Bao gồm Trung tâm logistics quốc tế và cấp vùng ở khu vực Đình Vũ – Cát Hải, các trung tâm logistics cấp thành phố, trung tâm logistics chuyên dụng và trung tâm logistics hỗ trợ gắn với các đầu mối giao thương chính. Ngoài ra, còn có các khu logistics gắn với khu vực sản xuất công nghiệp, cảng sông, cảng biển và các trung tâm, đầu mối vận tải khác.

Có thể thấy rằng, quyết định này đã mở ra định một hướng đột phá mới. Mang đến nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp. 

Cải thiện và bứt tốc 

Những khó khăn của ngành Logistics tại Hải Phòng 

Trong một số cuộc hội thảo phát triển ngành Logistics tại Hải Phòng, các chuyên ra cũng đánh giá khó khăn khi cải thiện hiệu quả logistics. Bao gồm: Hạ tầng, công nghệ chưa được mở rộng, bị quá tải. Trong khi yêu cầu của các cửa ngõ tại khu vực phía Bắc ngày càng cao.  Bên cạnh đó là việc chia sẻ thông tin, tương tác giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng hàng hoá chưa được chú trọng. 

Các doanh nghiệp dịch vụ logistics có quy mô khác nhau nên chất lượng dịch vụ chưa đồng đều. Cơ chế thanh tra, giám sát cũng chưa đủ mạnh nên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp vẫn còn. 

Chi phí logistics vẫn cao, thời gian giải quyết thủ tục ở bến, cảng vẫn còn chậm mặc dù đã được cải thiện. Điều này dẫn đến hiện tượng ùn tắc cục bộ. Đặc biệt là ảnh hưởng đến tâm lý kinh doanh của các nhà đầu tư, doanh nghiệp. 

Nỗ lực tháo gỡ “nút thắt” 

Để có thể giải quyết những khó khăn này, cần có những phương án cụ thể. 

Theo PGS.TS. Đan Đức Hiệp, nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng: “Cần phải tăng cường rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch phát triển logistics, các dự án trung tâm logistics tập trung, có quy mô lớn, tại các Khu công nghiệp có diện tích cần thiết, phù hợp cho khu dịch vụ logistics. Hỗ trợ các doanh nghiệp logistics lớn trong nước và quốc tế góp vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật của Trung tâm Logistics tại Lạch Huyện, Đình Vũ với cam kết dành cho các doanh nghiệp logistics nhiều cơ chế ưu đãi đặc biệt trong quá trình khai thác sử dụng dịch vụ.” 

Bên cạnh đó, việc đổi mới  quản lý Nhà nước đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng cần hướng tới hình thành mô hình E-logistics (dịch vụ logistics điện tử). Xây dựng cơ sở dữ liệu công nghệ thông tin phục vụ cho cộng đồng dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng. Cần sớm tiêu chuẩn hoá dịch vụ logistics cảng biển, trung tâm logistics tập trung.

Cần có nghiên cứu về vấn đề thu phí cảng biển đối với các doanh nghiệp vận tải thủy nội địa đi qua địa bàn, để thực hiện thu phí một cách hợp lý hơn. Điều này sẽ thúc đẩy việc sử dụng các phương tiện vận tải đa phương thức và giảm tắc đường. Đồng thời, cải thiện hiệu quả chung cho hoạt động logistics của Hải Phòng.

Ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) đã chia sẻ về việc đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin. Theo ông, các cảng biển nên xem xét mô hình hệ thống Portnet của Singapore, trong đó thông tin được quản lý và chia sẻ bởi các đối tác trong chuỗi cung ứng như cảng, hãng tàu, các nhà vận chuyển đường bộ, các đại lý giao nhận vận tải và các cơ quan chính phủ, đặc biệt là hải quan. Các doanh nghiệp logistics tại thành phố cần nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động cung cấp dịch vụ để nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều này là rất quan trọng.

Hải Phòng sẽ chú trọng vào xây dựng các Khu công nghiệp và Khu chế xuất mới dựa trên mô hình Khu công nghiệp đặt trên nền tảng logistics trong thời gian sắp tới. Điều này sẽ tạo nguồn cung hàng hóa ổn định cho các doanh nghiệp dịch vụ logistics tại địa phương. Đồng thời, nó cũng sẽ tăng hiệu quả của chuỗi cung ứng hàng hóa cho khu vực Đông Bắc và đóng vai trò quan trọng như cổng logistics cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của các địa phương phía Bắc. Dự kiến nhu cầu hàng hóa này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian sắp tới.

- Advertisement -spot_imgspot_img
Logistics Việt Nam
Logistics Việt Nam
Cung cấp các thông tin mới nhất về logistics. Đáp ứng trọn vẹn nhu cầu quản lý chuỗi cung ứng hàng hoá tại thị trường Việt Nam.
Latest news
- Advertisement -spot_img
Related news
- Advertisement -spot_img