Danh mục Sản phẩm Nông sản chưa chế biến nhạy cảm và nhạy cảm cao (SL – Sensitive List)

- Advertisement -spot_imgspot_img
- Advertisement -spot_imgspot_img

Nếu như bạn có quan tâm đến danh mục hàng hóa CEPT hoặc các vấn đề hội nhập Quốc tế thì chắc hẳn đã từng nghe qua cụm từ Danh mục Nhạy cảm – SL (Sensitive List). Đây là một thuật ngữ vô cùng quan trọng trong hiệp định về kinh tế mà bất kỳ ai cũng nên nắm rõ. Tuy nhiên không phải ai cũng thật sự hiểu rõ về khái niệm quan trọng này. Chính vì thế trong khuôn khổ bài viết dưới đây, ALS Logistics sẽ trình bày những thông tin chi tiết xoay quanh Danh mục Nhạy cảm – SL.

Khái niệm Danh mục Nhạy cảm – SL (Sensitive List)

Danh mục Nhạy cảm – SL trong tiếng anh được gọi là Sensitive List. Đây là một trong những danh mục hàng hóa CEPT dùng để chỉ những mặt hàng nông sản chưa qua chế biến nhưng việc cắt giảm thuế quan sẽ gây nên những tác động lớn đến tình hình sản xuất đời sống trong nước.

Những mặt hàng trong danh mục được dành một khung thời gian dài hơn trong việc cắt giảm thuế quan. Vào năm 2010, thuế suất của mặt hàng này đã được giảm xuống 0 – 5%. Các mặt hàng trong SL cũng được thành lập những quy định riêng về việc thuế suất trước khi bắt đầu cắt giảm thuế quan cùng các biện pháp tự vệ.

Tương tự như thế, những mặt hàng nằm trong Danh mục Nhạy cảm cao (Highly Sensitive List) sẽ có một khung thời gian dài hơn so với Danh mục Nhạy cảm – SL. Tuy nhiên, hiện nay các nước ASEAN vẫn còn đang trong quá trình đàm phán chi tiết hơn về hai danh mục này.

Khái niệm nông sản chưa qua chế biến

Danh mục Nhạy cảm – SL chính là để nói về những mặt hàng nông sản chưa qua chế biến. Vậy những nông sản như thế nào sẽ thuộc danh mục này? Chính là các nguyên liệu nông nghiệp/ sản phẩm chưa qua chế biến thuộc chương 1 đến chương 24 của Hệ thống Hài hòa (HS) cùng các nguyên liệu nông nghiệp/ sản phẩm chưa chế biến thuộc các đề mục HS khác có liên quan. Còn những sản phẩm đã qua sơ chế là khi chúng có sự thay đổi hình dạng so với ban đầu.

Nhằm đạt được mục tiêu lớn là hình thành một khu vực thương mại tự do, viết tắt là AFTA thì hiện nay, các nước trong ASEAN đang đề ra một chương trình cụ thể mang tên Thuế quan Ưu đãi có hiệu lực chung (chúng được viết tắt theo tiếng anh là CEPT) và gọi ngắn gọn là chương trình CEPT.

Dựa theo chương trình này, các nước ASEAN sẽ được cắt giảm thuế quan dần dần và loại bỏ những biện pháp bảo hộ cùng các hàng rào thương mại, điều này giúp cho hàng hòa giữa các nước thành viên được lưu thông một cách tự do và thông thoáng hơn. Tạo điều kiện phát triển kinh tế cho các nước ASEAN.

Nội dung chính trong chương trình CEPT

Vậy chương trình CEPT có nội dung chính là gì? Chương trình CEPT chủ yếu được ban hành để đề cập đến vấn đề cắt giảm dần thuế quan trong hoạt động buôn bán giữa các nước ASEAN, xuống đến mức 0 – 5 %. Để thực hiện được điều này, mỗi nước sẽ phải tự phân loại các loại hàng hóa của mình vào trong một danh mục, cụ thể chúng ta sẽ có những danh mục sau:

  • Danh mục Loại trừ Tạm thời (TEL): Đây là những mặt hàng chưa được đưa vào giảm thuế quan ngay mà phải cần thêm thời gian để điều chỉnh hoạt động sản xuất trong nước nhằm thích nghi với môi trường cạnh tranh quốc tế gia tăng.
  • Danh mục Loại trừ Hoàn toàn (GEL): Những mặt hàng không có nghĩa vụ nộp thuế quan
  • Danh mục Giảm thuế (IL): Gồm những mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế quan sau khi đã hoàn thành xong chương trình CEPT.
  • Danh mục Nhạy cảm (SL): Như đã đề cập ở phần trên
  • Danh mục Nhạy cảm cao: Tương tự như Danh mục Nhạy cảm nhưng chúng sẽ có một khung thời gian dài hơn.

Qua những điều vừa chia sẻ trong bài viết trên, mong rằng đã giúp quý bạn đọc hiểu chi tiết hơn về Danh mục Nhạy cảm (Sensitive List) cùng những vấn đề liên quan đến chủ đề này. Quý bạn đọc cần tư vấn thêm thông tin liên quan đến vận chuyển đường bộ, thuê kho có thể liên hệ ALS để đội ngũ nhân sự được hỗ trợ nhanh chóng.

- Advertisement -spot_imgspot_img
Logistics Việt Nam
Logistics Việt Nam
Cung cấp các thông tin mới nhất về logistics. Đáp ứng trọn vẹn nhu cầu quản lý chuỗi cung ứng hàng hoá tại thị trường Việt Nam.
Latest news
- Advertisement -spot_img
Related news
- Advertisement -spot_img