Đòn bẩy thương mại xuyên biên giới tại Đông Nam Á

- Advertisement -spot_imgspot_img
- Advertisement -spot_imgspot_img

(Thị trường Logistics) – Tương lai của thương mại xuyên biên giới tại Đông Nam Á hiện đang được quyết định bởi khả năng của hơn 71 triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) trong việc khai thác tiềm năng của thương mại kỹ thuật số một cách hiệu quả.

Với dự báo nền kinh tế kỹ thuật số của khu vực này sẽ tăng gấp ba lần, đạt 1 nghìn tỷ USD vào cuối thập kỷ, con đường tiến tới thành công của Đông Nam Á sẽ phụ thuộc vào sự hợp tác bền chặt giữa khu vực công và tư trong dài hạn.

Hiện nay, có nhiều tổ chức khu vực công đang tích cực thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực thương mại xuyên biên giới. Các sáng kiến như Thỏa thuận khung kinh tế kỹ thuật số ASEAN (DEFA) và Sáng kiến tiêu chuẩn kỹ thuật số (DSI) của Phòng Thương mại Quốc tế là những ví dụ điển hình về các khuôn khổ toàn diện nhằm thúc đẩy sự hội nhập kỹ thuật số sâu rộng hơn trong khu vực.

Trong một cuộc thảo luận gần đây do Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức tại Bangkok, các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia đã cùng nhau thảo luận về vai trò của khu vực công và tư nhân trong việc hiện thực hóa các mục tiêu của Thỏa thuận Khung Kinh tế Kỹ thuật số ASEAN (DEFA).

Một điểm nổi bật trong cuộc thảo luận là sự cần thiết của việc xây dựng niềm tin giữa hai khu vực này để có thể đẩy nhanh quá trình phê duyệt các thủ tục hải quan.

Theo các chuyên gia, quy trình thông quan là một trong những bước mất nhiều thời gian nhất trong thương mại xuyên biên giới. Do đó, nhiều ý kiến đã đề xuất việc xây dựng một nền tảng chia sẻ dữ liệu chung để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan hải quan. Như vậy sẽ giúp các doanh nghiệp TMĐT quốc tế dễ dàng hơn trong việc sử dụng các công cụ như hóa đơn và tài liệu kỹ thuật số.

Singapore và Thái Lan đã chứng minh thành công khả năng số hóa quy trình hải quan của họ. Đồng thời nâng cao hiệu quả chi phí và tính minh bạch trong các giao dịch nội địa. Bằng cách ứng dụng blockchain và trí tuệ nhân tạo, hai quốc gia này đã cải thiện độ tin cậy của dữ liệu và tài liệu liên quan.

Vì vậy, việc mở rộng và tài trợ cho các giải pháp hải quan thông minh này trên toàn khu vực là điều cần thiết, đi kèm với việc triển khai các chính sách thương mại không giấy tờ.

Dữ liệu đang đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế số. Việc cho phép luồng dữ liệu xuyên biên giới thông suốt sẽ thúc đẩy thương mại và kinh doanh, nhưng các chính sách bản địa hóa dữ liệu và quy định phân mảnh đang cản trở tiến trình này.

Theo các chuyên gia, các quốc gia ASEAN cần tìm ra sự cân bằng trong việc bảo vệ dữ liệu. Đồng thời xây dựng một khuôn khổ khu vực cho phép luồng dữ liệu tự do mà vẫn đảm bảo quyền riêng tư và an ninh.

Một cách tiếp cận chuẩn hóa về quản trị dữ liệu không chỉ nâng cao hiệu quả thương mại mà còn thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy sự hội nhập trong khu vực.

Việc ưu tiên luồng dữ liệu sẽ giúp ASEAN trở thành một điểm đến hấp dẫn và cạnh tranh đối với các doanh nghiệp kỹ thuật số và các nhà đầu tư quốc tế.

Thỏa thuận Khung Kinh tế Kỹ thuật số ASEAN (DEFA) đóng vai trò cốt lõi trong việc thiết lập một khuôn khổ chuẩn hóa, đem lại lợi ích chung cho toàn khu vực. DEFA tập trung vào những lĩnh vực quan trọng như luồng dữ liệu xuyên biên giới, thanh toán kỹ thuật số, an ninh mạng và trí tuệ nhân tạo. Mục tiêu tối thượng của DEFA là khai thác tối đa tiềm năng kỹ thuật số của ASEAN, thông qua việc liên kết với các tiêu chuẩn quốc tế, thúc đẩy hợp tác giữa khu vực công và tư và cải thiện cơ sở hạ tầng cùng quản trị kỹ thuật số.

Tuy nhiên, để DEFA thực sự phát huy hiệu quả, các quốc gia thành viên ASEAN cần tuân thủ chặt chẽ các quy định và cần có một cơ chế giám sát việc tuân thủ này. Nếu thiếu đi cơ chế giám sát, DEFA sẽ không thể đạt được ý nghĩa và mục tiêu đã đề ra.

Milan Dhingra, Giám đốc sản phẩm tại Teleport, cho biết rằng hơn 80% các doanh nghiệp MSME trong khu vực đều tin rằng họ có thể mở rộng thị trường khách hàng thông qua các nền tảng kỹ thuật số. Ở Đông Nam Á, vận tải hàng không là phương thức nhanh nhất để các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa.

“Chúng ta cần xây dựng một hệ sinh thái thương mại xuyên biên giới hiệu quả và nhanh chóng để thực sự mở rộng cơ hội thị trường cho các doanh nghiệp MSME này,” ông nhận định.

Theo khảo sát của Deloitte, 75% khách hàng hiện nay kỳ vọng đơn hàng của họ được giao trong vòng hai ngày hoặc ít hơn. Rõ ràng rằng, sự kết hợp giữa tốc độ và chi phí không còn là yếu tố tùy chọn, mà đã trở thành một yêu cầu cơ bản trong kinh doanh để thúc đẩy tăng trưởng.

Điều này càng làm nổi bật nhu cầu cấp thiết cho các doanh nghiệp thương mại điện tử ASEAN phải có một môi trường hoạt động xuyên biên giới hiệu quả hơn, giúp họ giao dịch nhanh hơn, chi phí thấp hơn và tạo ra một sân chơi cạnh tranh công bằng.

Cam kết dài hạn của ASEAN trong việc thúc đẩy chuyển đổi số đòi hỏi sự nỗ lực chung từ tất cả các bên trong hệ sinh thái. Toàn khu vực sẽ cần nâng cao năng lực kỹ thuật số xuyên biên giới để thúc đẩy sự thay đổi toàn diện và mang tính bền vững.

Khi thương mại xuyên biên giới được tích hợp một cách hiệu quả, tăng trưởng kinh tế của ASEAN sẽ được củng cố mạnh mẽ hơn. Đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ kết nối chặt chẽ hơn, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn trong khu vực.

Ngoài ra, ASEAN cũng sẽ có cơ hội đứng vững hơn trước những yêu cầu từ các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Mỹ, và châu Âu. Một kỷ nguyên tăng trưởng kinh tế không biên giới đang mở ra cho khu vực này.

Nguồn:

https://diendandoanhnghiep.vn/don-bay-thuong-mai-xuyen-bien-gioi-tai-dong-nam-a-10140337.html 

- Advertisement -spot_imgspot_img
Logistics Việt Nam
Logistics Việt Nam
Cung cấp các thông tin mới nhất về logistics. Đáp ứng trọn vẹn nhu cầu quản lý chuỗi cung ứng hàng hoá tại thị trường Việt Nam.
Latest news
- Advertisement -spot_img
Related news
- Advertisement -spot_img