Dropshipping là gì?

- Advertisement -spot_imgspot_img
- Advertisement -spot_imgspot_img

Droshipping đang là hình thức bán hàng mới được nhiều bạn trẻ ưa chuộng trong thời gian trở lại đây. Khác với những cách thức giao dịch truyền thống, kinh doanh trực tiếp Dropship không sợ tồn hàng, cũng không cần bỏ vốn. Chính nhờ lợi thế này, bán hàng Dropship đang thu hút được lượng lớn người trẻ tham gia.

Cùng tìm hiểu chi tiết hơn Dropshipping là gì, Ưu và nhược điểm khi kinh doanh qua hình thức này thông qua bài viết chi tiết dưới đây.

1. Dropshipping là gì?

Dropship hay Dropshipping là cách thức bán hàng lược bỏ bớt các khâu trung gian như: đại lý, đơn vị vận chuyển, … Người bán hàng theo hình thức này không cần phải mua hàng tích trữ hay phải lo nghĩ về khâu giao nhận đến tay khách hàng trực tiếp.

Tất cả các khâu trung gian sẽ được đối tác thực hiện và hỗ trợ. Người bán chỉ cần tập trung trong việc tìm kiếm sản phẩm, bán hàng và hưởng lợi nhuận trên mỗi đơn hàng thành công.

2. Ưu và nhược điểm của hình thức Dropshipping?

Dựa trên khái niệm “Dropshipping là gì” ở trên, chúng ta cũng dễ nhận ra những mặt lợi và hạn chế của hình thức kinh doanh này.

* Lợi ích bán hàng Dropship:

– Không cần lo chi phí đầu tư ban đầu

– Không cần lo tồn đọng vốn, tích trữ hàng

– Không cần lo khâu giao nhận, dán nhán, xử lý đơn hàng

– Không có rào cản khi gia nhập thị trường

– Nhiều mã sản phẩm, đa dạng về chủng loại

– Dễ dàng mở rộng quy mô

Dù có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên, bán hàng theo hình thức Dropshipping cũng tồn tại những hạn chế, rủi ro nhất định.

* Hạn chế khi theo đuổi mô hình Dropship

Trong định nghĩa Dropshipping là gì cũng có nói, về mặt bản chất, với hình thức này, người bán gần như khó có thể kiểm soát dịch vụ hoàn toàn chất lượng về các sản phẩm bán ra cho khách hàng. Chính vì vậy, chúng ta có thể gặp một số rủi ro nhất định nếu như không kiểm định cũ nguồn gốc mặt hàng chọn Dropship.

Bên cạnh đó, mô hình này:

– Cho lợi nhuận trên mỗi đơn hàng thấp hơn so với các hình thức bán truyền thống

– Bị phụ thuộc vào số lượng và quy mô của đơn vị “bán hộ”, đôi khi sản phẩm bạn bán không còn thực tế do đã hết hàng trước đó mà không được thông báo (do không kiểm soát được lượng tồn kho)

3. Một số nền tảng tham khảo làm Dropshipping?

Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, Dropshipping đang dần trở nên phổ biến hơn. Hiện tại, có rất nhiều tổ chức cho phép các cá nhân/đơn vị thực hiện kinh doanh theo hình thức. Tuy nhiên, trong giới hạn, bài viết, chúng tôi chỉ đưa ra 2 doanh nghiệp mà nhiều người lựa chọn sử dụng nhất.

* Amazon: Với nền tảng này, phạm vi bán hàng của bạn không chỉ ở trong nước mà còn có thể lan ra toàn cầu. Là trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới, Amazon hỗ trợ người bán tối đa trong việc tạo lập tài khoản, gợi ý nhà cung cấp, quảng bá và xử lý các đơn hàng đến tay người nhận trên Toàn thế giới một cách nhanh chóng.

* Shopee: Đây là nền tảng đang dần trở nên quen thuộc nhiều hơn với những cá nhân làm Dropship tại Việt Nam. Shopee sở hữu nguồn hàng đa dạng (đa số từ các nước Chấu Á), với nhiều hình thức bán, kiếm tiền linh hoạt. Điểm khác so với Amazon ở chỗ, Shopee vẫn chưa tự thực hiện hoàn toàn công tác bán hàng cho người bán mà vẫn cần sự hỗ trợ của các đối tác trung gian.

Hy vọng bài viết nói trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Dropshipping là gì để thêm nhiều kiến thức cùng sự tư tin khi kinh doanh theo hình thức mới này.

- Advertisement -spot_imgspot_img
Logistics Việt Nam
Logistics Việt Nam
Cung cấp các thông tin mới nhất về logistics. Đáp ứng trọn vẹn nhu cầu quản lý chuỗi cung ứng hàng hoá tại thị trường Việt Nam.
Latest news
- Advertisement -spot_img
Related news
- Advertisement -spot_img