So với các loại hình vận tải khác (đường bộ, đường thuỷ), Logistics thông qua đường hàng không có những quy định chặt chẽ hơn về yêu cầu vận chuyển.
Không phải hàng hoá nào cũng được phục vụ theo một quy trình giống nhau. Tuỳ theo tính chất, nhóm hàng mà chúng sẽ được bảo quản, lưu trữ và giao nhận khác nhau.
1. Trong Logistics hàng không, hàng hoá là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất, hàng hoá trong Logistics hàng không nói riêng hay trong các hình thức vận tải (đường bộ, đường thuỷ) khác là các sản phẩm hữu hình được người sử dụng dịch vụ yêu cầu lưu trữ, bảo quản hay vận chuyển từ địa điểm A đến địa điểm B thông qua hợp đồng ký kết xác nhận.
2. Thế nào được coi là hàng hoá thông thường?
Hàng hoá không có vấn đề nào về bao bì, nội dung, kích thước và nằm ngoài các mặt hàng đặc biệt khác theo quy định (được liệt kê ở các phần phía dưới) được coi là hàng hoá thông thường.
Việc xử lý, khai thác vận vận chuyển các mặt hàng này hết sức đơn giản, không tốn nhiều công đoạn và thời gian làm thủ tục.
Một số hàng hoá thông thường như: Hồ sơ, tài liệu, hàng kho, hàng gom, đồ dùng gia đình,…
3. Hàng hoá đặc biệt là gì?
Theo IATA, hàng hoá đặc biệt là các loại hàng hoá cần phải có quy trình xử lý, khai thác, vận chuyển riêng tuỳ tình đặc tính của hàng hoá. Theo hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, hàng hoá đặc biệt được chia thành khoảng 9 nhóm sau
3.1 Hàng hoá nguy hiểm
Hàng hoá nguy hiểm là loại hàng hoá đặc biệt, cần đảm bảo vận chuyển theo quy trình riêng của Hàng không để không làm ảnh hưởng tới an toàn bay.
Các loại hàng hoá nguy hiểm này được chia làm 9 loại dựa theo tính chất hàng hoá bao gồm:
– Loại 1: Các loại chất nổ
– Loại 2: Các loại chất khí
– Loại 3: Chất lỏng dễ cháy
– Loại 4: Chất rắn dễ cháy
– Loại 5: Các chất oxy hoá và chất peroxit hữu cơ
– Loại 6: Chất độc, chất lây nhiễm
– Loại 7: Vật liệu phóng xạ
– Loại 8: Các loại chất ăn mòn
– Loại 9: Hàng nguy hiểm khác
3.2 Hàng động vật sống
Các động vật sống là loại hàng hoá đặc biệt, cần có quy trình giám sát và vận chuyển riêng để đảm bảo không làm ảnh hưởng giữa động vật sống và các loại hàng hoá khác. Tuỳ theo tiêu chuẩn của các hãng hàng không, các động vật sống có thể chia thành các nhóm vận chuyển khác nhau.
Ví dụ, ở Vietnam Airline, hàng động vật sống được chia thành 5 nhóm:
– AVI-01: Nhóm động vật không có xương sống; động vật chân đốt; động vật giáp xác; động vật thân mềm
– AVI-02: Các loại động vật có vú có trọng lượng từ 50kg trở lên
– AVI-03: Các loại động vật có vú có trọng lượng dưới 50kg
– AVI-04: Các loại chim nhỏ hơn 100gr
– AVI-05: Các loại động vật có mùi hôi khó chịu
3.3 Hàng hoá giá trị cao
Hàng hoá giá trị cao là các loại hàng có giá trị cao hơn so với các loại hàng hoá thông thường, dễ gặp tình trạng mất mát trong quá trình vận chuyển. Các hàng hoá giá trị cao luôn đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ ở các khu vực an ninh có camera giám sát.
Ví dụ về các hàng giá trị cao như: Máy tính xách tay, máy ảnh, điện thoại,…
3.4 Hàng ngoại giao
Đây là loại hàng đặc biệt mang yếu tố quốc gia. Thông thường đây là những chuyến hàng rất quan trọng của bộ ngoại giao hoặc đại sứ quán các nước.
3.5 Hàng mau hỏng
Hàng mau hỏng là các sản phẩm mà trạng thái hay tính chất của hàng hoá dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động từ bên ngoài môi trường như nhiệt độ, độ ẩm và thời gian. Các loại hàng cần phải lưu trữ, bảo quản trong các điều kiện riêng biệt (kho lạnh, kho mát): socola, hoa quả, vacxin,…
3.6 Hàng ướt
Hàng ước được quy định là các sản phẩm có chứa chất lỏng hoặc có thể sinh ra chất lỏng, thoát hơi nước có thể gây ảnh hưởng đến tính chất hàng hoá trong quá trình vận chuyển. Ví dụ: Thịt cá đông lạnh,…
3.7 Hàng nặng, cồng kênh
Đây là các loại hàng hoá đặc biệt nặng, cồng kềnh, thường là nguyên khối khó xếp và vận chuyển theo quy trình thông thường. Ví dụ: máy móc, thiết bị, linh kiện,…
3.8 Hàng nặng mùi
Các loại hàng có tính chất gây mùi, ảnh hưởng đến môi trường chung thường sẽ được sắp xếp, lưu trữ, đóng gói và vận chuyển theo quy trình riêng để đảm bảo không ảnh hưởng đến các mặt hàng khác theo cùng.
3.9 Hài cốt
Tuỳ theo quy định của các nước đi và đến, hài cốt cần được bảo quản và vận chuyển theo các yêu cầu và thủ nghiêm ngặt.
Trên đây là cách phân biệt các loại hàng hoá được phục vụ trong ngành Logistics hàng không. Hy vọng, với bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức thực tế và bổ ích.