Procurement là hoạt động vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa). Tuy nhiên khái niệm này thường dễ bị nhầm lẫn với một khái niệm khá quen thuộc là Purchasing.
Vậy Procurement là gì? Có điểm gì khác so với Purchasing?
Các hoạt động Procurement bao gồm những gì?
Cùng ALS tìm hiểu chi tiết hơn về trong qua bài viết dưới đây các bạn nhé.
1. Khái niệm chính xác nhất về Procurement là gì?
Có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau của từ Procurement ở mỗi lĩnh vực. Tuy nhiên, để tổng quan và mang tính rộng nhất, bài viết này sẽ nói đến Procurement theo hướng vĩ mô, liên quan nhiều đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
2. Vậy Procurement chính xác là gì?
Nếu dịch nôm na thì Procurement đơn thuần là hoạt đông thu mua. Nhưng để hiểu đúng và chính xác, ta cần đào sâu hơn về khái niệm của nó.
Quá trình Procurement sẽ bao trùm một chuỗi quá trình từ việc lập kế hoạch, lập kế hoạch mua hàng và đảm bảo hoạt động mua hàng cho doanh nghiệp được thực hiện một cách ổn đinh. Hoạt động Procument sẽ giúp doanh nghiệp:
– Có đủ hàng hóa, sản phẩm cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh
– Trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất
– Có đủ nguyên vật liệu để phục vụ quá trình sản xuất, chế biến thành phẩm, …
Những hoạt động chi tiết khi thực hiện Procurement bao gồm:
– Planing: Lập kế hoạch mua hàng chi tiết
– Sourcing: Tìm kiếm nguồn hàn: g cung cấp
– Supplier Selection: So sánh, lựa chọn các nhà cung ứng phù hợp
– Negotiation; Đàm phán, thương lượng các điều khoản mua bán với đối tác cung ứng
– Transaction and Contract management: Ký kết hợp đồng hợp tác và chuyển giao hàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm, …
– Supplier Performance Management: Giám sát hoạt động cung ứng
– Supplier Sustainability Issues: Đảm bảo hoạt động cung ứng được thực hiện liên tục, ổn định.
3. Sự khác nhau giữa Purchasing và Procurement là gì?
Có thể nói Purchasing đơn thuần là các hoạt động nằm trong Procurement. Hoạt động Purchasing đơn thuần chỉ liên quan tới giao dịch, đặt hàng và thanh toán. Các hoạt động của Procument bao trùm rộng hơn nhiều so với Purchasing.
Chúng ta có thể xem bảng sau để thấy rõ hơn về mức độ ảnh hưởng khác nhau giữa Purchasing và Procument là gì?
Hoạt động Procurement |
Hoạt động Purchasing |
Tại sao hàng hóa được đặt, hàng hóa được đặt ở đâu và từ đâu |
Hàng hóa được đặt như thế nào |
Mang tính tổng quan |
Mang tính chi tiết |
Tìm kiếm các đối tác cung ứng, duy trì, phát triển thêm các đối tác tiềm năng |
Thường lựa chọn trên danh sách các đối tác cung ứng sẵn có (hoặc đã làm việc trước đó) |
Xây dựng mỗi quan hệ với các bên hữu quan |
Ít có mối quan hệ chặt chẽ với bên hữu quan trong nội bộ công ty |
Mức độ hoàn thành công việc được đo đếm thông qua các chỉ tiêu như khả năng tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro, các yếu tố khác |
Mức độ hoàn thành đo lượng chi tiết bằng việc xem đúng hàng hóa mua chưa, đủ số lượng, giá cả hợp lý |
Chú trọng xây dựng quan hệ, đàm phán, nghiên cứu thị trường |
Chú trọng cách chức tổ chức, các bước thực hiện chi tiết |
Tập trung vào giá trị |
Tập trung vào giá cả |
Hoạt động Purchasing giống như việc làm rõ, break nhỏ các đầu mục công việc trong quá trình mua hàng ra hơn trong chuỗi quy trình của Procurement.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn Procurement là gì và sự khác biệt cơ bản với hoạt động Purchasing trong doanh nghiệp.