Hiện nay, logistics ngày càng phát triển, nhu cầu tối ưu hóa vận chuyển hàng hóa đang trở nên quan trọng. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã triển khai mô hình kho trung chuyển để đáp ứng yêu cầu về mặt hiệu quả và tốc độ. Vậy kho trung chuyển là gì và tại sao nó lại quan trọng đối với chuỗi cung ứng hiện đại? Theo dõi bài viết sau đây của ALS để có lời giải nhé.
1. Kho trung chuyển là gì?
Kho trung chuyển còn gọi là kho quá cảnh là một cơ sở lưu trữ tạm thời cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ điểm xuất phát đến điểm đích. Thay vì được vận chuyển trực tiếp, hàng hóa có thể được lưu lại tại kho trung chuyển trong một khoảng thời gian ngắn trước khi tiếp tục hành trình.
Kho trung chuyển thường được đặt tại các vị trí chiến lược như gần cảng biển, sân bay hoặc các nút giao thông lớn để thuận tiện cho việc điều phối và phân phối hàng hóa.
Kho trung chuyển thường do các bên thứ ba, tức là các đơn vị vận chuyển hàng hóa sở hữu và quản lý. Các đơn vị này chịu trách nhiệm tiếp nhận hàng hóa vào kho, sau đó thực hiện các công đoạn xử lý và phân loại trước khi phân phối đến người nhận cuối cùng.
2. Kho trung chuyển có vai trò như thế nào?
Kho trung chuyển đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng và logistics, hỗ trợ tối ưu hóa quy trình vận chuyển và phân phối hàng hóa. Cụ thể:
- Tối ưu hóa thời gian vận chuyển: Kho trung chuyển giúp giảm thiểu thời gian lưu chuyển bằng cách tập trung hàng hóa tại một điểm trung gian, nhanh chóng phân loại và chuyển tiếp đến đích cuối cùng.
- Giảm chi phí logistics: Với sự hỗ trợ của kho trung chuyển, doanh nghiệp có thể gom hàng lẻ từ nhiều nguồn khác nhau và vận chuyển theo lô lớn, giảm thiểu chi phí vận chuyển từng đợt nhỏ.
- Linh hoạt trong việc phân phối: Kho trung chuyển tạo điều kiện cho các doanh nghiệp điều chỉnh linh hoạt các lô hàng, phù hợp với yêu cầu thay đổi từ khách hàng hoặc thị trường.
- Giảm thiểu rủi ro hư hỏng và thất lạc hàng hóa: Việc tập trung lưu trữ và kiểm soát hàng hóa tại kho trung chuyển cũng giảm thiểu tình trạng thất thoát hoặc hư hỏng hàng hóa cho các đơn vị.
- Hỗ trợ quản lý tồn kho hiệu quả: Kho trung chuyển giúp doanh nghiệp duy trì lượng tồn kho vừa đủ, giảm nguy cơ tồn đọng hàng hoặc thiếu hụt hàng hóa. Từ đó điều chỉnh kế hoạch sản xuất và nhập hàng linh hoạt theo nhu cầu thực tế, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
3. Quy xuất xuất nhập kho trung chuyển
3.1. Quy trình nhập kho trung chuyển
Quy trình nhập kho được thực hiện theo các bước sau:
- Trước khi nhập kho, người sử dụng dịch vụ cần ký kết hợp đồng với bên cung cấp dịch vụ kho trung chuyển. Hợp đồng phải nêu rõ các yếu tố như loại hàng hóa, thời gian nhập kho, số lượng hàng, diện tích lưu trữ, quy trình vận chuyển, và các yêu cầu bổ sung cần thiết.
- Người sử dụng dịch vụ cần cung cấp kế hoạch chi tiết về lô hàng để bộ phận quản lý kho trung chuyển có thể xác nhận và chuẩn bị các phương án hậu cần, đảm bảo mọi quy trình nhập kho diễn ra trôi chảy.
- Khi hàng hóa được chuyển đến kho trung chuyển, cả hai bên sẽ cùng kiểm tra, đối chiếu thông tin và xác nhận lại lô hàng trước khi chính thức đưa vào khu vực lưu trữ tạm thời trong kho.
3.2. Quy trình xuất kho trung chuyển
- Khi đến thời điểm xuất kho, người sử dụng dịch vụ phải cung cấp cho quản lý kho bản kế hoạch xuất hàng chi tiết, bao gồm các thông tin về lô hàng, số lượng, ngày xuất kho và phương tiện vận chuyển.
- Sau khi nhận được kế hoạch, quản lý kho trung chuyển sẽ lập phương án vận hành phù hợp để đảm bảo hàng hóa được chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình xuất kho.
- Trước khi hàng rời khỏi kho, hai bên sẽ tiến hành kiểm tra, xác nhận số lượng và tình trạng hàng hóa, sau đó ký biên bản xác nhận hoàn tất quy trình xuất kho.
Như vậy, có thể thấy được vai trò quan trọng của kho trung chuyển để tối ưu quá trình vận chuyển và phân phối hàng hóa. Mong rằng với những thông tin ALS vừa chia sẻ, bạn đọc đã hiểu rõ được khái niệm kho trung chuyển, vai trò thực tế và quy trình xuất nhập kho. Từ đó lên kế hoạch sử dụng kho trung chuyển phù hợp trong những thời gian cần thiết.
Tham khảo tại https://als.com.vn/kho-trung-chuyen-la-gi