Logistics hàng không là gì?

- Advertisement -spot_imgspot_img
- Advertisement -spot_imgspot_img

Logistics chính là khâu trung gian đưa hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Lĩnh vực này bao gồm cả hoạt động vận tải hàng hóa xuất và nhập. Hiện nay, thị trường logistics hàng không tại Việt Nam đang có tiềm năng phát triển cùng tốc độ tăng trưởng cao, trong đó, TP. Hồ Chí Minh đang là trung tâm phân phối và cung ứng hàng hóa lớn nhất nước ta.

Cùng Alslogistics.vn tìm hiểu thêm nhé!

Logistics hàng không là gì?

Logistics hàng không hay còn được biết đến là hậu cần hàng không, chúng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại, đây cũng là một nhánh nhỏ của thuật ngữ logistics. Nói một cách đơn giản, hậu cần hàng không là phần không thể thiếu trong việc lập kế hoạch, thực hiện, vận hành và kiểm soát của mọi doanh nghiệp. Công việc này nhằm mang đến hiệu quả cuối cùng là giúp hoạt động kinh doanh liền mạch, đạt hiệu quả cao nhất.

Logistics Hàng Không là gì
Hình ảnh: Logistics Hàng Không tại ALS

Logistics hàng không mang ứng dụng xuyên biên giới. Nhờ vào vận tốc vượt trội của máy bay mà hàng hóa đi từ quốc gia này sang quốc gia khác nhanh chóng và an toàn hơn, đặc biệt là với các loại hàng hóa dễ hỏng. Ngành hậu cần hàng không đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh vì chúng mang đến nhiều giá trị về chi phí cùng thời gian, hỗ trợ sự phát triển của chuỗi cung ứng, đóng góp to lớn cho ngành công nghiệp logistics cùng sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Thổi “luồng gió mới”

Điều tiên quyết để giúp logistics hàng không tại TP. HCM phát triển theo hướng hiện đại, bài bản hơn đó chính là cần có chiến lược rõ ràng và sự quyết tâm để biến chiến lược thành những hành động cụ thể. Hiện nay, Việt Nam có đến 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, điều này đã cho thấy rằng ngành logistics giữ vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế nước ta.

Chính vì thế, Chính phủ đã ban hành kế hoạch phát triển logistics trong năm 2025, đặt ra nhiệm vụ tăng cường năng lực vận chuyển và xử lý hàng hóa hàng không. Thổi luồng gió mới vào sự phát triển của lĩnh vực logistics nói chung và ngành logistics hàng không nói riêng, đồng thời, các hoạt động này sẽ hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Để đạt được sự phát triển này, trong thời gian tới cần triển khai Quyết định số 336/QĐ-TTg (ngày 4/3/2020) của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong chiến lược này, TP.HCM giữ vai trò đầu tàu kinh tế cả nước, sở hữu địa thế thuận lợi cho phát triển logistics hàng không. TP.HCM hai tiến hành rà soát, đánh giá mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông vận tải kết nối, hệ thống trung tâm logistics với hệ thống cảng biển…

Cụ thể, thành phố cần nhanh chóng quy hoạch và triển khai mở rộng giao thông xung quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất để giải quyết tình trạng ùn tắc. Bên cạnh đó, đảm bảo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất kết nối được với hệ thống vận tải đường bộ và dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng, phát triển hoàn chỉnh hệ thống kho vận tại các cảng quốc tế nổi tiếng như Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Nội Bài nhằm đáp ứng được nhu cầu của dây chuyền logistics.

TP.HCM cũng cần phải tăng cường kết nối logistics hàng không với các cảng cửa ngõ và cảng cạn, triển khai các phương thức vận tải.

Bên cạnh đó, cần phải kết hợp với việc cải cách hành chính, các quy trình thủ tục liên quan đến hoạt động giao nhận, hải quan để hàng hóa được vận chuyển thuận lợi và nhanh chóng.

Nâng tầm cỡ khu vực

Để đạt được thành quả mong muốn cần có sự thực hiện đầu tư đồng bộ để đảm bảo kết nối giao thông thuận tiện đến các cảng hàng không, đặc biệt là trung tâm logistics. Trong tương lai cần sớm hoàn thiện quy hoạch “nhà ga hàng hóa”. Mạng đường bay quốc tế, quốc nội sẽ phát triển theo mô hình “trục – nan” thông qua các cảng hàng không cửa ngõ quốc tế, đồng thời kết hợp với mô hình “điểm – điểm” để theo sát nhu cầu của thị trường và tần suất khai thác cao tại 4 trung tâm cửa ngõ quốc tế Nội Bài – Tân Sơn Nhất – Đà Nẵng – Cam Ranh. 

Bên cạnh việc nâng cao dịch vụ trung chuyển tại Hà Nội và TP.HCM thì các hãng hàng không cũng cần có chính sách phát triển nguồn nhân lực để kịp thời đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa trong ngành logistics hàng không. Thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo về cung cấp những kiến thức liên quan về ngành.

Ngoài ra, cần tự động hóa quy trình làm việc. Ứng dụng về tự động hóa và robot trong vận hành. Điều này giúp các doanh nghiệp đáp ứng được những công việc có mức độ chính xác cao, an toàn hàng hóa và tiết kiệm thời gian đáng kể. Những điều này cũng hoàn toàn phù hợp với Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 18/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các hoạt động  nhằm thúc đẩy sự phát triển của logistics hàng không.

Nguồn: internet

- Advertisement -spot_imgspot_img
Logistics Việt Nam
Logistics Việt Nam
Cung cấp các thông tin mới nhất về logistics. Đáp ứng trọn vẹn nhu cầu quản lý chuỗi cung ứng hàng hoá tại thị trường Việt Nam.
Latest news
- Advertisement -spot_img
Related news
- Advertisement -spot_img

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here