Tìm hiểu thêm về Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì?

- Advertisement -spot_imgspot_img
- Advertisement -spot_imgspot_img

Bài viết sau đây của ALS Logistics sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì? Từ đó, chúng ta sẽ có cái nhìn hệ thống hơn trong việc quản lý mạng lưới kết nối của các doanh nghiệp tham gia vào chu trình đưa sản phẩm/hàng hóa đến tay người tiêu dùng.

1. Định nghĩa Logistics là gì?

Nhiều bạn nhầm tưởng rằng Logistics là hoạt động vận chuyển hàng hóa. Cách hiểu đó có phần đúng nhưng chưa đủ. Nó chưa thể hiện được hết ý nghĩa và chiều sâu của Logistics.

Logistics là chuỗi các hoạt động được liên kết với nhau. Các hoạt động này trải dài từ việc lên kế hoạch, kiểm soát luồng nguyên vật liệu đầu vào và các sản phẩm đầu ra từ điểm xuất phát đến điểm đích cuối cùng. Nói một cách dễ hiểu hơn, Logistics là khâu trung gian đưa hàng hóa từ cơ sở sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Các hoạt động chính trong Logistics bao gồm: vận tải, quản lý kho bãi, quản lý nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, phân phối, mua bán nguyên vật liệu, …

2. Quản trị Logistics là gì?

Vậy quản trị Logistics hay Logistics Manager là gì?

Dựa vào khái niệm Logistics ở trên, chúng ta có thể mường tượng phần nào về các hoạt động trong quản trị Logistics. Các hoạt động quản trị Logistics sẽ hoạch định, thực hiện có kiểm soát việc luân chuyển hàng hóa/dịch vụ ,… nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dùng.

Nội dung quản trị Logistics bao gồm:

– Dịch vụ khách hàng

– Hệ thống thông tin

– Dữ trữ

– Quản trị vật tư

– Vận tải

– Kho bãi

– Quản trị chi phí

3. Khái niệm chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng (Suppy Chain) là khái niệm khá nhiều người nhầm với Logistics. Logistics chỉ là một phần của chuỗi cung ứng. Nếu Logistics đơn thuần chỉ là những hoạt động có tính liên kết với nhau thì chuỗi cung ứng nó bao trùm từ các tổ chức, con người, cơ sở vật chất cùng các hoạt động có liên quan để đưa hàng hóa (sản phẩm/dịch vụ) từ đơn vị sản xuất đến người tiêu dùng.

Sự khác biệt giữa Logistics và Chuỗi cung ứng (Supply Chain) được thể hiện qua bảng dưới đây:

 

Mục tiêu

Công việc

Phạm vi hoạt động

Tầm ảnh hưởng

Logistics

Giảm chi phí Logistics và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Vận tải, kho bãi, giao nhận,

Trong doanh nghiệp

Ngắn và trung hạn

Suppy Chain

Giảm chi phí toàn bộ các hoạt động, tăng cường khả năng hợp tác và phối hợp. Gia tăng hiệu quả nhiều mặt cho doanh nghiệp

Bao gồm tất cả các hoạt động Logistics và các hoạt động có liên quan như: kiểm soát nguồn cung/cấu sản xuất, hợp tác khách hàng

Cả bên trong và ngoài doanh nghiệp

Dài hạn

 

4. Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) hay Supply Chain Management là gì?

Đây là khái niệm khá rộng. Nó bao gồm việc hoạch định và quản lý toàn bộ các hoạt động từ nguồn cung, sản xuất, mua hàng và các hoạt động Logistics khác kèm theo. Quản trị chuỗi cung ứng sẽ quản trị cả vấn đề cung cầu giữa nhiều công ty với nhau; kết nối các chức năng kinh doanh và quy trình kinh doanh trở thành một mô hình kinh doanh hiệu quả; thúc đẩy sự phát triển và hợp tác giữa các bộ phận của một doanh nghiệp như: marketing, kinh doanh, công nghệ thông tin, nhân sự, quản trị, tài chính, ,…

Hiểu một cách đơn giản hơn về khái niệm quản trị cung ứng đó là việc quản lý dòng hàng hóa và dịch vụ bao gồm tất cả quy trình từ biến đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng.

Quản trị chuỗi cung ứng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình vươn xa của một doanh nghiệp, khả năng chiếm lĩnh thị trường. Thực hiện quản trị cung ứng tốt sẽ đảm bảo việc phân phối, đáp ứng khách hàng hiệu quả, giảm tồn kho và tăng trưởng kinh doanh.

5. Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì và vai trò như thế nào?

Khi đã hiểu rõ về khái niệm Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì, chúng ta sẽ thấy ngành này phát triển rộng đến mức nào.

Nó gần như bao trùm toàn bộ hoạt động hậu cần của doanh nghiệp, kiểm soát chính xác luồng hàng hóa dịch chuyển liên tục trong chuỗi cung ứng. Vừa cân đối nguyên liệu đầu vào, vừa kiểm soát cả quá trình đưa sản phẩm đến tay khách hàng trong nước và quốc tế cho thấy tầm quan trọng của ngành này trong sự phát triển kinh tế.

Học Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, bạn sẽ được cung cấp các kiến thức về:

– Hệ thống chuyên sâu về chuỗi cung ứng

– Quản lý hệ thống kho vận

– Quản lý hệ thống phân phối

– Các phương thức giao nhận vận tải

– Thanh toán quốc tế

– Marketing quốc tế

– Quản lý thu mua và nguồn cung ứng

– Hệ thống thông tin

– Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa

– …

Do khối lượng kiến thức rất khổng lồ nên tùy theo định hướng, mỗi cá nhân có thể lựa chọn phát triển kỹ năng chuyên môn riêng biệt phục vụ thực hiện công việc sau này.

6. Logistics và quản lý chuỗi cung ứng học trường nào?

Bên cạnh các trường đại học, hiện nay tại Việt Nam có cả những trung tâm đào tạo kiến thức chính quy về Logistics cũng như quản lý chuỗi cung ứng SCM chuyên nghiệp. Bạn có thể tham khảo một số đơn vị dưới đây để lựa chọn địa chỉ học cho mình.

Các trường đại học dạy Logistics và quản lý chuỗi cung ứng:

– Đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh

– Đại học Kinh tế Quốc dân

– Đại học Giao thông vận tải

– Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh

– Đại học Ngoại thương

– Đại học RMIT

Các trung tâm đào tạo Logistics và chuỗi cung ứng hàng đầu tại Việt Nam:

– Trung tâm đào tạo ALS Hà Nội

– Trường Hàng không và Logistics Việt Nam (VILAS)

– …

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì. Nếu có những thắc mắc và tư vấn cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi đế nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực.

Profile:

       
- Advertisement -spot_imgspot_img
Logistics Việt Nam
Logistics Việt Nam
Cung cấp các thông tin mới nhất về logistics. Đáp ứng trọn vẹn nhu cầu quản lý chuỗi cung ứng hàng hoá tại thị trường Việt Nam.
Latest news
- Advertisement -spot_img
Related news
- Advertisement -spot_img

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here