Để góp phần thúc đẩy cho sự phát triển, hội nhập của các doanh nghiệp thì việc ứng dụng Logistics xanh trong chuỗi cung ứng là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ về Logistics xanh. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ tất tần tật về Logistics xanh cũng như lợi ích vượt trội khi áp dụng mô hình này.
1. Logistics xanh là gì?
Logistics xanh (tên tiếng anh là Green Logistics), đây là mô hình Logistics được phát triển dựa trên mục tiêu tạo nên giá trị bền vững cho các doanh nghiệp và cân bằng hiệu quả kinh tế với bảo vệ môi trường. Hiểu một cách đơn giản, mô hình Logistics xanh trong chuỗi cung ứng sẽ được kết hợp từ các yếu tố thân thiện với môi trường vào trong công tác quản lý. Đồng thời sử dụng các thiết bị hiện đại để giảm thiểu ô nhiễm không khi, rác thải, tiếng ồn,…
Để triển khai mô hình Logistics xanh hiệu quả đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp, chính phủ và cộng đồng để có thể áp dụng đa dạng các giải pháp xanh trong chuỗi cung ứng ở đa phương diện. Điển hình như bao bì xanh, kho bãi xanh, quản lý dữ liệu logistics xanh,…
Các yếu tố chính của Logistics xanh
- Vận tải xanh: Sử dụng các phương tiện vận chuyển tiết kiệm nhiên liệu, xe điện, hoặc các loại nhiên liệu sạch khác. Tối ưu hóa lộ trình vận chuyển để giảm quãng đường và lượng khí thải.
- Kho bãi xanh: Thiết kế và vận hành các kho bãi tiết kiệm năng lượng, sử dụng ánh sáng tự nhiên, hệ thống thông gió hiệu quả, và các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường.
- Bao bì xanh: Sử dụng bao bì có thể tái chế, tái sử dụng, hoặc phân hủy sinh học. Giảm thiểu lượng bao bì sử dụng và khuyến khích sử dụng bao bì thân thiện với môi trường.
- Quản lý chất thải: Thu gom, phân loại và xử lý chất thải một cách hiệu quả. Tái chế các vật liệu có thể tái chế và giảm thiểu lượng chất thải đưa ra môi trường.
- Công nghệ xanh: Sử dụng các công nghệ tiên tiến như hệ thống quản lý vận tải thông minh, phần mềm tối ưu hóa logistics, và các giải pháp năng lượng tái tạo để cải thiện hiệu quả và giảm tác động môi trường.
2. Lợi ích khi ứng dụng Logistics xanh vào chuỗi cung ứng
Việc ứng dụng Logistics xanh vào chuỗi cung ứng mang đến nhiều lợi ích tích cực cho doanh nghiệp, cụ thể:
Thân thiện với môi trường:
Quản lý chuỗi cung ứng xanh giúp các doanh nghiệp giảm thiểu lượng khí thải Carbon Dioxide (CO2) hiệu quả thông qua những phương pháp đơn giản như hạn chế phá rừng, giảm – tái sử dụng – tái chế, hạn chế sử dụng năng lượng không tái tạo (than, dầu đốt và khí đốt). Từ đó giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm đáng kể và duy trì không khí trong lành.
Bảo vệ sức khỏe con người:
Việc “xanh hóa” Logistics sẽ lấy công nghệ làm nền tảng và tăng cường sử dụng các phương tiện vận tải xanh. Qua đó sẽ loại bỏ đáng kể khí thải nhà kính, tác nhân ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe con người.
Tối ưu chí phí và nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng:
Logistics xanh còn giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và gia tăng hiệu quả vận chuyển đáng kể. Doanh nghiệp có thể triển khai vận tải xanh thông qua việc kết hợp các đơn hàng đi chung chuyến, lựa chọn tuyến vận tải hợp lý,… Nhờ đó giúp giảm lượng xe tải trống hay chở hàng nửa chừng, điều này sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu, chi phí vận chuyển và giảm tắc đường, ô nhiễm hiệu quả.
Giảm thiểu rác thải công nghiệp:
Mô hình Logistics xanh giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn lực sinh thái tự nhiên, thân thiện với môi trường. Điển hình như sử dụng bao bì làm từ vật liệu tái chế, dễ phân hủy, sử dụng pallet để đóng hàng hóa,… Từ đó giảm thiểu được lượng chất thải đóng gói, tái chế sản phẩm cũ,.. tạo được lợi thế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh.
3. Phương châm và tiêu chí đánh giá mô hình Logistics xanh
Để biết được chuỗi cung ứng Logistics của bạn đã đạt tiêu chuẩn “xanh”, thân thiện với môi trường hay không thì chúng ta sẽ đánh giá dựa theo mô hình 2E-3R (2 phương châm – 3 tiêu chí), cụ thể:
Phương châm 2E:
- Efficiency: Đảm bảo tiết kiệm năng lượng và đạt hiệu quả cắt giảm tài nguyên đầu vào.
- Environment-friendly chain: Thân thiện môi trường trong chuỗi cung ứng.
Tiêu chí 3R:
- Reuse: Tái sử dụng các loại phế phẩm trong quá trình sản xuất và phân phối
- Recycle: Tái chế nguồn rác thải trong quá trình sản xuất sản phẩm và lưu thông hàng hóa.
- Reduce: Cắt giảm hiệu quả lượng khí thải độc hại và các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Có thể thấy, Logistics xanh mang đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, không chỉ tối ưu hóa chi phí vận chuyển – lưu trữ mà còn giảm thiểu các vấn đề về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, không khí,…
Hy vọng với những thông tin trên cũng đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích về mô hình Logistics xanh. Nếu như bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào về Logistics xanh có thể liên hệ trực tiếp với ALS thông qua hotline 1900 3133 để được tư vấn nhanh chóng!