Loại phí LSS vô cùng phổ biến trong vận tải đường biển. Tuy nhiên đối với những người mới bắt đầu làm trong ngành này thì vẫn cảm thấy khá mơ hồ về thuật ngữ này. Vậy LSS là gì? Loại phí LSS này do bên nào chịu? Nếu bạn đang làm vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển thì nên đặc biệt lưu ý đến loại phí này và làm rõ chúng trong hợp đồng ngoại thương. Hãy cùng ALS tìm hiểu thông tin qua bài viết ngay dưới đây để biết thêm chi tiết ngay nhé.
Phí LSS là gì?
Phí LSS là một loại phụ phí nhiên liệu trong Tiếng Anh là Low Sulphur Surcharge được hiểu là loại phụ phí giảm thải lưu huỳnh, được áp dụng trong ngành vận tải đường biển, hàng không đối với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu.
Nguyên nhân của việc phát sinh loại chi phí này chính là do lượng nhiên liệu hầm được sử dụng nhiều trong các tàu thương mại hiện nay có hàm lượng lưu huỳnh rất cao gây hại cho môi trường.
Bạn có thể hiểu rằng phụ phí LSS là một phần của tiền cước, ai trả cước thì người đó phải trả thêm phần phụ phí này. Phụ phí LSS được các hãng tàu sử dụng với một số loại tên gọi như sau:
- Phụ phí nhiên liệu xanh
- Phụ phí lưu huỳnh thấp
- Phụ phí nhiên liệu lưu huỳnh thấp
- Phụ phí khu vực kiểm soát khí thải
Thông tin chi tiết về LSS- phụ phí giảm thải lưu huỳnh
Ước tính rằng giá cước vận chuyển bằng tàu biển có thể sẽ gia tăng từ đầu năm nay. Nhiều chủ doanh nghiệp xuất nhập khẩu cho biết sẵn sàng chi phí gia tăng này dưới dạng phụ phí nhiên liệu sử dụng nhiên liệu có độ lưu huỳnh thấp.
Do thuộc phạm vi các chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đến cửa nhập khẩu đầu tiên nên phụ phí LSS chính là khoản điều chỉnh cộng vào giá trị hải quan. Điển hình là nếu doanh nghiệp phải trả khoản phụ phí LSS và khoản tiền này chưa bao gồm trong tổng số tiền doanh nghiệp thực thanh toán cho người bán hàng hóa thì phải cộng vào giá trị hải quan hàng nhập khẩu.
Có những biện pháp nào giúp đáp ứng tiêu chí mới về phụ phí LSS
Để giúp các doanh nghiệp có thể đáp ứng tiêu chí mới về phụ phí LSS, bạn có thể tìm hiểu một số biện pháp dưới đây:
- Hãng tàu có thể đáp ứng được tiêu chí phát thải lưu huỳnh bằng cách sử dụng các phương pháp tương đương đã thông qua phê duyệt, ví dụ như hệ thống làm sạch khí thải hoặc máy lọc khí.
- Ngoài ra hãng tàu có thể đáp ứng tiêu chí mới về phụ phí LSS bằng cách sử dụng dầu nhiên liệu tuân thủ lưu huỳnh thấp. Chính bởi số lượng tàu ngày càng tăng, việc sử dụng khí đốt làm nhiên liệu khi đốt dẫn đến lượng khí thải oxit lưu huỳnh không đáng kể.
Phụ phí LSS sẽ do bên nào chịu?
Hiện nay không có quy định rõ ràng rằng phụ phí LSS sẽ do bên nào chịu bởi điều này hoàn toàn dựa vào sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu. Chính vì vậy khi doanh nghiệp xuất nhập khẩu ký hợp đồng mua bán hàng thì nên quy định loại phụ phí này sẽ do ai trả và thể hiện rõ nội dung này trên vận đơn. Từ đó sẽ tạo ra cơ sở pháp lý ai sẽ là người trả phụ phí LSS.
Hàng xuất nhập khẩu nước nào bị thu LSS?
Hầu hết các tuyến vận chuyển đường biển đều bị hãng tài thu phụ phí LSS. Do luật giảm thiểu lưu huỳnh áp dụng cho tất cả các tàu, vận chuyển trên tất cả các chuyến. Tùy thuộc vào tuyến vận chuyển dài hay ngắn mà mức phụ phí LSS sẽ dao động nhẹ.
Khi bạn nhận hóa đơn từ hãng tàu hay forwarder nhưng không thấy thu phí này thì có nghĩa là loại phí này đã được cộng dồn vào cước tàu.
Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp những thông tin để lý giải cho câu hỏi LSS là gì. Nếu như bạn có vấn đề thắc mắc hay muốn tìm hiểu thêm thông tin, hãy liên hệ ngay đến với ALS để được tư vấn cũng như hỗ trợ trực tiếp.