Sự ra đời của ngành Logistics đã giúp cho các hoạt động kinh doanh – sản xuất của các doanh nghiệp có bước tiến vượt trội. Nếu như biết cách triển khai Logistics hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn so với những đối thủ khác. Tuy nhiên có rất nhiều khách hàng còn khá mơ hồ và chưa thực sự hiểu rõ về ngành logistics. Do đó, trong khuôn khổ bài viết dưới đây, ALS sẽ đồng hành cùng quý bạn đọc để tìm hiểu ngành logistics là gì và những thông tin quan trọng xoay quanh ngành logistics.
Khái niệm ngành logistics
Ngành logistics là một thuật ngữ chuyên ngành có xuất phát điểm từ nước Hy Lạp, dịch sang tiếng Việt có nghĩa nôm na là “hậu cần”. Logistics có nhiều định nghĩa khác nhau đến từ Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ hay những nguồn thông tin khác. Chung quy lại, chúng ta có thể định nghĩa logistics một cách dễ hiểu như sau:
Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng vào thực tế và kiểm soát liên tục các luồng di chuyển của hàng hóa hay thông tin liên quan đến nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra đến từ điểm đầu tiên xuất phát cho đến điểm cuối cùng tiêu thụ.
Đặc điểm của ngành logistics
- Chúng có mối liên quan mật thiết đến các nhu cầu cơ bản của con người. Ngành logistics có thể tồn tại và phát triển cũng dựa trên những nhu cầu cơ bản này.
- Logistics hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Chúng gắn liền với quá trình lưu kho, nguyên liệu đầu vào, quá trình phân phối hàng hóa đến với người tiêu dùng.
- Ngoài ra, logistics còn có vai trò duy trì hệ thống máy móc, ứng dụng công nghệ, quản trị nguồn nhân lực cùng cơ sở hạ tầng và nhà xưởng.
Ngành logistics được phân thành bao nhiêu loại?
Ngành logistics sẽ được phân thành 3 loại cơ bản:
- Logistics đầu vào (Inbound Logistics): Logistics đầu vào gắn liền với các hoạt động liên quan đến nguồn cung ứng nguyên vật liệu. Chúng phụ trách nhiều khâu như xử lý, vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào, phân phối, kiểm soát lượng hàng tồn kho và lưu trữ… Do đó, logistics đầu vào giữ vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng.
- Logistics đầu ra (Outbound Logistics): Chúng chịu trách nhiệm lưu trữ, phân phối và vận chuyển hàng hóa đã thành phẩm đến các nơi tiêu thụ như đại lí, cửa hàng hay người tiêu dùng. Logistics đầu ra giúp cho các hoạt động bán hàng diễn ra hiệu quả và thuận lợi hơn.
- Logistics ngược (Reverse Logistics): Logistics ngược là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng chảy nguyên liệu từ các điểm tiêu thụ đến nhà cung cấp để từ đó có biện pháp thu hồi lại giá trị hoặc cách xử lí thích hợp.
Hoạt động Logistics diễn ra thuận lợi sẽ mang đến những lợi ích gì?
Ngành Logistics giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống, một trong số những lợi ích nổi bật của chúng phải kể đến như:
- Giúp tiết kiệm chi phí: Ngoài các chi phí cho hoạt động sản xuất – kinh doanh thì chi phí dành cho các công việc hậu cần cũng chiếm tỷ trọng khá lớn. Vì thế, nếu doanh nghiệp tối ưu được hoạt động logistics sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí phải bỏ ra để vận hành chuỗi cung ứng.
- Tiết kiệm thời gian: Logistics bao gồm những công việc như tìm kiếm, vận chuyển, phân loại và nghiên cứu. Những công việc này nhìn chung sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian. Do đó, nếu doanh nghiệp vận hành khâu logistics hiệu quả hoặc chọn được đơn vị logistics chất lượng thì sẽ giúp tiết kiệm tối đa thời gian xuất nhập hàng hóa.
- Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường: Khi chi phí và thời gian đều được giảm thiểu tối đa thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao một cách đáng kể. Điều này góp phần to lớn cho sự phát triển và tăng trưởng lớn mạnh của doanh nghiệp trong tương lai.
Hi vọng với những thông tin vừa chia sẻ đã giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành logistics. Nếu như quý bạn đọc cần tư vấn cụ thể hơn về các dịch vụ logistics có thể liên hệ ngay với ALS để được tư vấn nhanh chóng.