Người nhận hàng (Consignee) là gì?

- Advertisement -spot_imgspot_img
- Advertisement -spot_imgspot_img

Trong ngành xuất nhập khẩu có khá nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng để mô tả các khía cạnh nhất định trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Vậy Consignee là gì? Cùng ALS tìm hiểu chi tiết ngay sau đây. 

1. Người nhận hàng là gì?

Người nhận hàng (Consignee) là cá nhân, tổ chức được người vận chuyển chuyển giao hàng hóa tại cảng trả hàng.

Consignee hay viết tắt cnee. Là người nhận hàng, đồng thời cũng là người mua hàng (buyer). Consignee là người hoặc tổ chức được chỉ định nhận hàng hoá hoặc hàng hóa được vận chuyển từ một địa điểm đến đích cuối cùng. Consignee là người mà hàng hóa được gửi đến hoặc người nhận cuối cùng của một giao dịch vận chuyển.

 2. Đặc điểm của người nhận đơn (consignee)

Theo vận đơn đích danh (là vận đơn mà ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng và người vận chuyển chỉ giao hàng cho người có tên trên vận đơn.Lưu ý: Vận đơn này không được chuyển nhượng bằng phương pháp thông thường, muốn chuyển nhượng phải tuân theo quy định pháp luật nơi diễn ra hành động chuyển nhượng).

Còn theo vận đơn vô danh không ghi chính xác thông tin liên hệ của người nhận hàng, ai cầm vận đơn này đều có thể tiến hành nhận hàng), thì consignee chỉ được hiểu đơn giản là người nhận hàng chứ không phải người mua hàng. 

Thông thường với những hàng hóa xuất lẻ, vai trò của người nhận hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nên các công ty vận chuyển thường hỏi người nhận hàng là tổ chức (công ty, doanh nghiệp) hay cá nhân. Họ là chủ sở hữu cuối cùng của hàng hóa, nhưng đôi khi có thể là đại lý hoặc chủ hàng,…

Trong ngữ cảnh vận chuyển hàng hóa, consignee thường được xác định trong hợp đồng mua bán hoặc vận chuyển và có thể là người mua hàng, người sở hữu hàng hoá hoặc người được ủy quyền nhận hàng. Consignee có trách nhiệm kiểm tra và nhận hàng hóa khi chúng được giao tới địa chỉ đích cuối cùng và có thể phải thực hiện các thủ tục liên quan đến thông quan và thanh toán hàng hóa.

Trong một số trường hợp, consignee có thể chỉ định một bên thứ ba nhận hàng hoá thay mặt mình, chẳng hạn như một công ty giao nhận hoặc đại lý vận tải. Trong trường hợp này, consignee vẫn là người nhận hàng cuối cùng và có trách nhiệm xác nhận và kiểm tra hàng hóa sau khi được nhận từ bên thứ ba.

Tùy thuộc vào các quy định, thủ tục trong quá trình thông quan của nước đến mà người nhận hàng có thể được yêu cầu có mặt trực tiếp để tiếp nhận lô hàng ở cảng hoặc ga vận chuyển. 

3. Một số lưu ý về Consignee

  • Đa số các vận đơn vận tải biển hiện nay thì consignee chính là notify party là đơn vị được thông báo khi tàu cập cảng đích.
  • Vận đơn thông thường yêu cầu đầy đủ các thông tin chi tiết của consignee như địa chỉ, email, fax, số điện thoại cũng như các thông tin khác có liên quan. Đó là vận đơn đích danh của consignee.
  • Còn đối với vận đơn vô danh thì bất cứ ai cầm được bill cũng có thể nhận hàng vì vận đơn không ghi lệnh cũng không ghi tên của người nhận hàng cụ thể, có thể chuyển nhượng được bằng cách trao tay. 
  • Người mang theo vận đơn vô danh có thể xem như một consignee nhận hàng.

4. Phân biệt giữa Consignee – Shipper và Seller – Buyer

Ngoài băn khoăn Consignee(Cnee) là gì thì cách phân biệt Shipper Consignee và Seller Buyer cũng được khá nhiều người quan tâm tìm hiểu. Sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này khiến bạn rất dễ sai sót, nhầm lẫn trong quá trình làm việc. 

Trong hợp đồng mua bán ngoại thương sẽ có hai chủ thể rõ ràng là Người bán(Seller) và Người mua(Buyer)  nhưng trong chứng từ vận đơn lại sử dụng Shipper và Consignee. Vậy tại sao mọi người lại sử dụng các thuật ngữ này?

Đối với hợp đồng mua bán, người bán sẽ được gọi là người bán (Seller) hoặc người xuất khẩu. Khi một thư tín dụng được phát hành, người bán không được gọi là người bán, mà là người thụ hưởng, và người mua được gọi là người chuyển tiền(Remitter) – nghĩa là người trả tiền hoặc người gửi tiền.

Trường hợp vận đơn được phát hành, người bán được gọi là Shipper  và người mua được gọi là Consignee(Cnee). Nhiều trường hợp công ty đã tìm được đối tác xuất nhập khẩu hàng hóa nhưng vẫn chưa làm thủ tục, cần đến bên thứ 3 làm trung gian cung cấp dịch vụ vận chuyển. 

Vì vậy, nhà xuất khẩu cần biết ai là người bán và ai là người mua để tránh tình trạng gửi nhầm hàng hoặc gặp rắc rối không mong muốn. shipper chỉ đóng vai trò là đơn vị trung gian mua hàng và shipper sẽ bán lại hàng cho nhà nhập khẩu. Bên mua cũng có thể nhớ công ty Forwarder (FWD) nhận hàng để đơn giản hóa các thủ tục giấy tờ và giảm thiểu chi phí,…

Đọc thêm: 

- Advertisement -spot_imgspot_img
Logistics Việt Nam
Logistics Việt Nam
Cung cấp các thông tin mới nhất về logistics. Đáp ứng trọn vẹn nhu cầu quản lý chuỗi cung ứng hàng hoá tại thị trường Việt Nam.
Latest news
- Advertisement -spot_img
Related news
- Advertisement -spot_img