Nhập khẩu là một trong những hoạt động quan trọng có tác động lớn đến nền kinh tế của mỗi quốc gia. Đây cũng chính là cầu nối giúp hàng hóa lưu thông tiện lợi và dễ dàng hơn giữa các nước. Vậy nhập khẩu thực chất là hoạt động như thế nào? Cùng ALS Logistics tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Khái niệm nhập khẩu
Hiện nay có rất nhiều khái niệm nhập khẩu khác nhau. Tuy nhiên thì không phải ai cũng tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy để hiểu chính xác về nhập khẩu. Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn 2 khái niệm nhập khẩu phổ biến nhất, chuẩn xác nhất để bạn đọc có thể tham khảo qua.
Định nghĩa nhập khẩu theo Wikipedia: Nhập khẩu là quá trình kinh doanh buôn bán trong phạm vi quốc tế. Đây là quá trình trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ làm môi giới. Đây không phải đơn thuần chỉ là hoạt động buôn bán riêng lẻ của từng khách hàng mà nhập khẩu chính là hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có sự góp mặt của cả tổ chức bên trong lẫn bên ngoài.
Định nghĩa nhập khẩu theo khoản 2, điều 28 trong Luật thương mại 2005: Nhập khẩu hàng hóa là quá trình hàng hóa được đưa vào trong lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc những khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm của nhập khẩu
Nhập khẩu là quá trình mua bán trao đổi mang tính phức tạp hơn so với hoạt động buôn bán bình thường, hình thức này có những đặc điểm đặc trưng như sau:
- Hàng hóa nhập về từ nước ngoài phải chịu sự điều chỉnh của nguyên tắc, điều luật riêng như điều ước quốc tế, tập quán Thương mại quốc tế,..
- Có rất nhiều phương thức giao dịch và không gói gọn trong bất kì phương thức nào.
- Cho phép sử dụng đa dạng dạng phương thức thanh toán
- Chỉ sử dụng những loại ngoại tệ có sức chuyển đổi cao như đồng Đô la, đồng bảng Anh… để thanh toán trong quá trình giao dịch.
- Có thể sử dụng nhiều điều kiện cơ sở giao hàng khác nhau nhưng phổ biến nhất là FOB, CIF…
- Thủ tục mua bán phức tạp và thời gian thực hiện khá lâu do hoạt động kinh doanh diễn ra trên phạm vi quốc tế.
- Người thực hiện quá trình nhập khẩu cần phải có trình độ quản lý, nghiệp vụ Ngoại thương, các kiến thức kinh doanh cùng sự nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin.
- Tuy nhiên, quá trình nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì thế nên chúng ta cần mua bảo hiểm phù hợp cho hàng hóa để dự phòng trước những rủi ro này.
Vai trò của nhập khẩu đối với nền kinh tế
Nhập khẩu chính là một nửa miếng bánh cấu thành nên hoạt động ngoại thương. Vì thế nên chúng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế nước ta lẫn nền kinh tế thế giới. Cụ thể, những vai trò của nhập khẩu có thể kể đến như:
- Đáp ứng nhanh chóng được nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước.
- Giúp thị trường trao đổi hàng hóa diễn ra sôi nổi và nhộn nhịp hơn.
- Xóa bỏ tình trạng độc quyền hàng hóa và tạo nên nhiều cơ hội hợp tác cho mỗi quốc gia.
- Tiếp thêm động lực phát triển để giúp các doanh nghiệp trong nước “chuyển mình”
- Cải thiện trình độ sản xuất giữa các quốc gia
- Thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao chất lượng, giá trị hàng hóa
Có bao nhiêu hình thức nhập khẩu?
Hiện nay, trên thị trường có 5 hình thức nhập khẩu phổ biến, cụ thể:
- Nhập khẩu trực tiếp
- Nhập khẩu ủy thác
- Buôn bán đối lưu
- Tạm nhập tái xuất
- Nhập khẩu gia công
Mỗi hình thức sẽ phù hợp với những đặc điểm hàng hóa cùng những yêu cầu nhất định. Tùy vào nhu cầu mà hàng hóa sẽ được áp dụng hình thức phù hợp. Để lựa chọn được hình thức nhập khẩu phù hợp, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về đặc điểm, chi phí cũng như các ưu điểm, rủi ro có thể gặp phải.
ALS đã tổng hợp cho bạn đọc những thông tin chi tiết, đầy đủ xoay quanh vấn đề nhập khẩu. Hi vọng qua bài viết đã giúp quý bạn đọc có thêm được những kiến thức quan trọng hỗ trợ cho quá trình nhập khẩu hàng hóa của mình.