D/O là gì? Phí D/O trong xuất nhập khẩu

- Advertisement -spot_imgspot_img
- Advertisement -spot_imgspot_img

Khi các loại hàng hóa được nhập khẩu về Việt Nam, forwarder/ hãng tàu sẽ phát hành một D/O thông báo Lệnh giao hàng. Người nhận hàng sẽ lấy Lệnh giao hàng này, thanh toán phí D/O và mang ra ngoài cảng xuất trình cho hải quan (kho/ bãi) để nhận hàng. Tuỳ vào từng trường hợp, phí D/O sẽ được forwarder thu. Vậy chi tiết D/O là gì? Phí D/O trong xuất nhập khẩu như thế nào?

D/O là gì?

D/O là viết tắt của cụm từ Delivery Order- hiểu đơn giản là Lệnh giao hàng. Phí này phát sinh khi hàng hoá cập cảng, hãng tàu/ forwarder ra lệnh giao hàng để người nhận hàng mang D/O này xuất trình với hải quan để lấy hàng. Có thể hiểu đơn giản hơn rằng: Lệnh giao hàng có giấy chỉ thị người đang giữ hàng giao cho người nhận hàng.

Phân loại D/O

D/O được chia thành 2 loại phổ biến:

D/O do fawarder phát hành

Hình thức D/O này do đại lý vận chuyển ban hành để yêu cầu người nắm giữ hàng hoá hoá phải giao hàng cho người nhận (bên nhập khẩu). Nếu trường hợp forwarder không phải là người phát hành bill thì người nhận hàng không có quyền lấy hàng mà phải yêu cầu có những chứng từ kèm theo.

D/O do hãng tàu phát hành

Lệnh giao hàng của hãng tàu phát hành yêu cầu người đang giữ hàng giao cho người nhận. Thông thường, hãng tàu yêu cầu giao hàng cho forwarder và forwarder yêu cầu giao hàng cho người nhận hàng (bên nhập khẩu). Khi forwarder nắm trong tay  D/O mà hãng tàu cấp phát cho mình và giao lại cho doanh nghiệp nhập khẩu cùng với bill gốc của hãng tàu thì người nhập khẩu mới có đủ điều kiện để nhận hàng.

Phí D/O trong xuất nhập khẩu

Phí thu D/O giao động từ 30- 40$ tùy theo hãng vận chuyển khác nhau. Phí D/O sẽ được báo giá cùng với các loại phí LCC khác tại cảng nhập. Chủ hàng cần thanh toán D/O mới được nhận hàng.

Ngoài phải thanh toán phí D/O để được nhận lệnh giao hàng, bạn sẽ phải thanh toán thêm một số khoản phí đi kèm khác như:

  • Phí THC
  • Phí vệ sinh cont
  • Phí CFS hàng lẻ
  • Phí cước cont được các đơn vị vận chuyển quy định

Trong trường hợp đơn vị nhập khẩu lấy hàng từ phương tiện vận chuyển xuống kho, hàng để nguyên trong container thì D/O sẽ được đóng dấu là “hàng giao thẳng”. Còn trong trường hợp nhà nhập khẩu cắt chì container ngay tại bãi thì D/O sẽ được đóng dấu hàng rút ruột.

Nội dung trên D/O

D/O sẽ có những nội dung chính sau đây:

  • Tên phương tiện vận chuyển và hành trình di chuyển
  • Người nhận hàng
  • Nơi dỡ hàng xuống
  • Ký mã hiệu hàng hóa (Code)
  • Số lượng hàng hoá, trọng lượng, thể tích

Lưu ý về D/O và phí D/O

Khi thực hiện lệnh giao hàng D/O và thanh toán phí D/O, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Trong một số trường hợp, bạn chỉ cần D/O của forwarder là đã có thể nhận hàng. Lúc này, forwarder sẽ ký tên trên lệnh giao hàng trên cương vị đại lý của hàng phương tiện vận chuyển. Sau khi ký xác nhận thì lệnh giao hàng sẽ có hiệu lực ngang với lệnh giao hàng của chính phương tiện vận chuyển đó.
  • Trong trường hợp vận chuyển hàng thêm một số phương tiện vận chuyển phụ, đơn vị cần thêm một lệnh nối của feeder mới có thể nhận được hàng hoá. Chỉ cần bản sao của lệnh nối này là bạn có thể thực hiện được việc lấy hàng. Thông thường, doanh nghiệp phải yêu cầu đơn vị forwarder cung cấp chứng từ này cho mình.

Hiện nay, nhu cầu vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp đang tăng nhanh, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Việc hiểu biết về D/O và phí D/O là một điều vô cùng cần thiết, thuận lợi trong hoạt động giao thương. Alslogistics.vn Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu D/O là gì? Phí D/O trong xuất nhập khẩu như thế nào? 

- Advertisement -spot_imgspot_img
Logistics Việt Nam
Logistics Việt Nam
Cung cấp các thông tin mới nhất về logistics. Đáp ứng trọn vẹn nhu cầu quản lý chuỗi cung ứng hàng hoá tại thị trường Việt Nam.
Latest news
- Advertisement -spot_img
Related news
- Advertisement -spot_img