Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường hàng không

- Advertisement -spot_imgspot_img
- Advertisement -spot_imgspot_img

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu phát triển mạnh mẽ, vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không ngày càng được ưa chuộng nhờ tốc độ nhanh chóng và tính an toàn cao. Hình thức này đặc biệt phù hợp với những mặt hàng có giá trị cao, yêu cầu bảo quản nghiêm ngặt hoặc cần giao hàng gấp. Vậy nhập khẩu hàng hóa đường hàng không là gì và quy trình diễn ra như thế nào luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Hãy cùng làm rõ về vấn đề này ngay dưới bài viết sau để có cái nhìn đầy đủ và chính xác.

1. Nhập khẩu hàng hóa đường hàng không là gì?

Nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không là quá trình vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài vào trong nước thông qua các chuyến bay thương mại hoặc chuyên dụng. Đây là phương thức nhập khẩu nhanh nhất khi giúp rút ngắn thời gian giao nhận hàng hóa so với các phương thức khác như đường biển hoặc đường bộ.

2. Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không như thế nào?

Dưới đây là quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không đầy đủ và chính xác giúp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp dễ dàng tham khảo. Cụ thể như sau:

Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu

  • Doanh nghiệp cần xác định loại hàng hóa cần phải có giấy phép nhập khẩu bằng đường hàng không. Trong đó, có một số loại hàng hóa cần xin phép nhập khẩu trước như các thiết bị y tế, dược phẩm, hóa chất, thực phẩm, vắc-xin,…

Bước 2: Đặt booking và xác nhận booking

  • Tiến hành ký kết hợp đồng thương mại (Sale Contract) với nhà xuất khẩu;
  • Xác định điều kiện giao hàng theo Incoterms để biết trách nhiệm và chi phí của mỗi bên;
  • Đặt chỗ với hãng hàng không hoặc đại lý vận chuyển cho phù hợp.

Bước 3: Kiểm tra chứng từ và theo dõi đơn hàng

  • Xác nhận kế hoạch vận chuyển với người bán;
  • Kiểm tra và nhận các chứng từ cần thiết như: Hóa đơn thương mại (Invoice); Phiếu đóng gói (Packing List); Vận đơn hàng không (AWB – Air Way Bill); Giấy chứng nhận xuất xứ (COO) đầy đủ và chính xác.

Bước 4. Nhận thông báo hàng đến

  • Hãng bay hoặc đại lý gửi thông báo hàng đến (Arrival Notice) trước khi hàng tới và xác nhận thông tin về lô hàng và thanh toán các khoản phí liên quan.

Bước 5: Đăng ký chứng nhận liên quan

  • Một số hàng hóa cần kiểm tra chất lượng, kiểm dịch, kiểm định chuyên ngành trước khi thông quan.

Bước 6: Làm thủ tục hải quan

  • Khai báo hải quan điện tử trên hệ thống VNACCS/ECUS;
  • Tờ khai nhập khẩu có thể rơi vào 3 luồng: Luồng xanh sẽ thông quan ngay sau khi nộp thuế; Luồng vàng kiểm tra hồ sơ, nếu hợp lệ sẽ thông quan; Luồng đỏ kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi thông quan.

Bước 7: Thanh lý tờ khai và nhận hàng

  • Sau khi thông quan, thanh lý tờ khai tại hải quan sân bay;
  • Nhận hàng tại kho hàng không và tiến hành vận chuyển về kho doanh nghiệp.

Bước 8: Lưu trữ chứng từ

  • Lưu lại các chứng từ nhập khẩu để phục vụ kế toán, kiểm tra thuế hoặc bảo hành.

3. Lưu ý về quy trình nhập khẩu bằng đường hàng không

Ngay dưới đây là những lưu ý quan trọng khi nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không để đảm bảo quy trình diễn ra hoàn hảo nhất:

  • Rủi ro trong vận chuyển: Hàng hóa dễ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện vận chuyển như áp suất, nhiệt độ, độ rung nên cần đóng gói cẩn thận và chọn hãng vận chuyển uy tín để giảm thiểu rủi ro;
  • Chuẩn bị chứng từ đầy đủ và chính xác: Do thời gian vận chuyển ngắn, cần yêu cầu nhà xuất khẩu chuẩn bị đủ chứng từ từ trước sẽ tránh sai sót trên chứng từ và không gặp khó khăn trong thông quan;
  • Lưu ý về thuế, phí và thủ tục hải quan: Yêu cầu kiểm tra chính xác mã HS để áp dụng đúng thuế suất; Xác định loại hàng hóa có cần giấy phép nhập khẩu hay không; Đảm bảo thanh toán đầy đủ thuế và các khoản phí liên quan trước khi nhận hàng.
  • Chữ ký số và hệ thống khai báo hải quan: Đảm bảo chữ ký số còn hiệu lực khi khai báo trên hệ thống VNACCS/ECUS5; Kiểm tra thông tin kỹ trước khi truyền tờ khai để tránh phải sửa đổi gây mất thời gian.
  • Tránh phát sinh chi phí lưu kho: Hàng hóa sau khi về sân bay có thời gian miễn phí lưu kho nhất định, thường từ 24 – 48 giờ; Nên sắp xếp thủ tục hải quan nhanh chóng để tránh phát sinh chi phí lưu kho không cần thiết.
  • Kiểm tra điều kiện trong hợp đồng: Xác định rõ ai là người chịu trách nhiệm đặt booking, vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa; Tránh sai sót về trách nhiệm giữa người mua và người bán.

Tóm lại, quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa đường hàng không luôn được diễn ra nhanh chóng, chính xác giúp hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra suôn sẻ. Hy vọng với những chia sẻ về quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa đường hàng không trên sẽ mang đến mọi người những thông tin hữu ích.

Tham khảo: Quy trình nhập khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp

- Advertisement -spot_imgspot_img
Logistics Việt Nam
Logistics Việt Nam
Cung cấp các thông tin mới nhất về logistics. Đáp ứng trọn vẹn nhu cầu quản lý chuỗi cung ứng hàng hoá tại thị trường Việt Nam.
Latest news
- Advertisement -spot_img
Related news
- Advertisement -spot_img