Xuất khẩu hàng hóa đường hàng không là một trong những hình thức vận chuyển được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi tốc độ nhanh chóng cùng nhiều ưu điểm nổi trội khác. Quy trình vận chuyển hàng hóa xuất khẩu vận chuyển đường hàng không nhìn chung khá đơn giản. Nếu như bạn cũng đang quan tâm đến quy trình xuất khẩu hàng hóa đường hàng không thì hãy cùng ALS theo dõi tiếp các thông tin dưới đây.
Ưu – nhược điểm xuất khẩu hàng hóa đường hàng không
Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ưu – nhược điểm của hình thức xuất khẩu hàng hóa đường hàng không, cụ thể:
Ưu điểm
- Tốc độ vận chuyển nhanh nhất so với hình thức vận chuyển đường bộ và đường biển. Giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa thời gian vận chuyển và đáp ứng nhu cầu thị trường một cách hiệu quả. Phù hợp với các mặt hàng có hạn sử dụng ngắn như hoa tươi, trái cây, thực phẩm tươi,…
- Tính bảo mật và an toàn cao. Hình thức vận chuyển hàng không sử dụng các biện pháp kiểm tra, kiểm soát an ninh nghiêm ngặt, hạn chế tối đa nguy cơ mất mát, hư hỏng hàng hóa.
- Phù hợp vận chuyển hàng hóa giá trị cao, đòi hỏi sự chính xác và an toàn như đồ trang sức, sản phẩm điện tử, thuốc y tế,..
- Dễ dàng quản lý đơn hàng theo thời gian thực thông qua hệ thống theo dõi hàng hóa trực tuyến.
Nhược điểm
- Chi phí vận chuyển cao hơn khá nhiều so với vận chuyển đường biển, đường bộ
- Bị giới hạn về kích thước & khối lượng hàng hóa.
- Quá trình vận chuyển hàng hóa bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết.
Quy trình chi tiết xuất khẩu hàng hóa đường hàng không
Quy trình xuất khẩu hàng hóa đường hàng không diễn ra theo nhiều bước khác nhau. Trước khi thực hiện quá trình vận chuyển, bạn cần kiểm tra hàng hóa của mình có thuộc danh mục cấm nhập – xuất khẩu hay không để thực hiện các bước tiếp theo trong quá trình xuất khẩu hàng hóa.
- Bước 1: Ký hợp đồng mua bán. Hợp đồng sẽ do hai bên xuất khẩu và nhập khẩu thương lượng. Cần đảm bảo hợp đồng có 6 điều khoản bắt buộc là tên hàng, chất lượng, giá, số lượng, giao hàng, thanh toán.
- Bước 2: Xin giấy phép xuất khẩu lô hàng (nếu có). Áp dụng cho các loại hàng hóa nằm trong danh mục hoặc chịu sự quản lý của Nhà nước. Còn với các loại hàng hóa nằm trong danh mục thì có thể xuất khẩu bình thường không cần xin giấy phép xuất khẩu.
- Bước 3: Xác nhận thanh toán. Tùy vào hình thức thanh toán hai bên thương lượng mà chúng ta có yêu cầu riêng. Điển hình như phương thức đặt cọc hoặc trả trước thì cần kiểm tra đã nhận thanh toán hay chưa. Nếu thanh toán theo L/C thì cần kiểm tra kĩ L/C.
- Bước 4: Chuẩn bị hàng hóa. Người bán chuẩn bị hàng hóa giao cho bên vận chuyển theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
- Bước 5: Booking (Đặc chỗ với hãng bay hoặc Forwarder). Người booking sẽ được dựa trên điều kiện Incoterm trên hợp đồng.
- Bước 6: Chuẩn bị chứng từ cần thiết để xuất khẩu bằng đường air. Bạn có thể thực hiện song song với bước booking. Còn về chứng từ bạn cần chuẩn bị hợp đồng, packing list, Fumi, Commercial Invoice, Phyto và C/O (nếu có)
- Bước7: Khai hải quan điện tử trên phần mềm Ecus 5- phần mềm hải quan điện tử và thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa xuất khẩu đường hàng không.
- Bước 8: Vận chuyển hàng đến kho sân bay
- Bước 9: Hãng bay sẽ phát hành Master Bill, trong trường hợp book qua FWD thì FWD sẽ phát hành House Bill cho doanh nghiệp.
- Bước 10: Hãng hàng không sẽ vận chuyển hàng hóa trong khoang hàng của máy bay chở khách hoặc bằng máy bay chở hàng chuyên dụng. Hãng bay sẽ thông báo trước cho người nhận về thời gian nhận hàng dự kiến.
- Bước 11: Thực hiện thủ tục hải quan hàng hóa và giao hàng tại nước nhập khẩu
Trên đây là các bước cụ thể trong quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không. Mong rằng với những thông tin đã mang đến cho bạn đọc kiến thức hữu ích giúp việc xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.
Tham khảo tại: https://als.com.vn/quy-trinh-xuat-khau-hang-hoa-co-ban