Tầm quan trọng của Cảng biển đối với kinh tế đất nước

- Advertisement -spot_imgspot_img
- Advertisement -spot_imgspot_img

Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới, Việt Nam đã không ngừng tận dụng lợi thế từ hệ thống sân bờ biển chiều dài đất nước để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Biển không chỉ gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân mà vẫn là động lực quan trọng cho nền kinh tế quốc gia. Hệ thống các Cảng biển với vai trò là cửa ngõ giao thương và kết nối toàn cầu đã và đang đóng góp thiết yếu vào sự phát triển kinh tế – xã hội.

1. Hiểu về Cảng biển

Cảng biển với các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc bốc dỡ hàng hóa hoặc đưa đón hành khách bằng đường thủy. Cảng biển cũng là khu vực bao gồm vùng đất cảng, vùng nước cảng và được xây dựng theo kết cấu hạ tầng tiêu chuẩn nhằm phục vụ hoạt động bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách cùng nhiều dịch vụ có liên quan khác.

Tùy vào các đối tượng hàng hóa phục vụ thì cảng biển hàng hóa sẽ được chia thành nhiều loại cảng chuyên dụng khác nhau như: cảng hàng rời, cảng hàng container, cảng nhiên liệu. Đi kèm với các dịch vụ có liên quan như: bốc dỡ hàng, bến bãi, kho bảo quản hàng hóa, vận chuyển trong và ngoài cảng, thông quan.  

2. Tầm quan trọng của Cảng biển đối với kinh tế đất nước

Cảng biển đóng vai trò then chốt trong phát triển kinh tế biển của Việt Nam, đây cũng là cửa ngõ xuất nhập khẩu và điểm kết nối giữa vận tải biển với các phương thức khác. Với lợi thế về bờ biển dài và vị trí chiến lược trên tuyến hàng hải quốc tế, các cảng biển Việt Nam không chỉ giúp lưu thông hàng hóa hiệu quả mà còn mở ra cơ hội mở rộng thị trường và thu hút đầu tư. Việc đầu tư nâng cấp hệ thống cảng sẽ giúp nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững cho kinh tế biển của đất nước.

2.2 Tầm quan trọng của Cảng biển đối với hoạt động xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế

Lịch sử của ngành đường biển đã chứng minh kinh tế biển luôn được coi là mũi nhọn với vai trò chủ đạo thuộc về các cảng biển. Do đó, nơi nào có cảng biển sẽ cóp nền kinh tế, công nghiệp và giao thương phát triển. Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam trong thời gian tới, phát triển công nghiệp được xác định đóng vai trò then chốt trong đó các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất,… đóng vai trò quan trọng.

Do đó, để thúc đẩy hoạt động kinh tế sản xuất tại các khu vực này, cảng biển chính là yếu tố tạo động lực, tạo thị trường và đầu mối kinh tế giữa các nước, kích thích thị trường phát triển và chủ động hấp dẫn các nhà đầu tư, tập đoàn, nhà sản xuất đến kinh doanh.

Trong các con đường vận chuyển trao đổi hàng hóa bằng đường bộ, đường hàng không và đường biển có thể nói đường biển được nhận định có khả năng đáp ứng được nhiều nhất nhu cầu vận chuyển khi vừa kết nối giao thông với nhiều quốc gia mà mức chi phí tiết kiệm. Chính vì vậy không thể nào phủ nhận được tầm quan trọng của Cảng biển đối với hoạt động xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam hiện nay.

2.3 Tầm quan trọng của Cảng biển đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế phản ánh sự thay đổi về chất của nền kinh tế qua các giai đoạn, trong đó tại Việt Nam với trọng tâm là cơ cấu ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch rõ rệt. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành là yếu tố then chốt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay đòi hỏi sự phát triển hệ thống cảng biển giúp thúc đẩy xuất khẩu, ngoại thương và dịch vụ hậu cần, tạo điều kiện hình thành các khu công nghiệp, chế xuất, và trung tâm thương mại, tài chính quanh cảng.

Nhận thức được vai trò quan trọng của cảng biển, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều quyết định và chiến lược phát triển hệ thống cảng biển. Điều này đã và đang khiến hệ thống cảng biển tại Việt Nam không ngừng được đầu tư phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống cảng hiện tại vẫn còn nhiều bất cập như phân bố không hợp lý, hạ tầng và công nghệ lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu tiếp nhận tàu lớn.

Để khắc phục những hạn chế này và nâng cao năng lực hệ thống cảng biển, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế hàng hải đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. Trọng tâm là khai thác hiệu quả cảng biển, dịch vụ vận tải, xây dựng hạ tầng logistics, kết nối các cảng biển với các vùng kinh tế trong và ngoài nước, nhằm phát triển kinh tế biển bền vững và gia tăng thị phần quốc tế.

Như vậy, có thể khẳng định cảng biển phát triển đã thúc đẩy hoạt động thương mại và xuất nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và phát triển công nghiệp. Mặc dù không tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh, nhưng cảng biển đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc gia.

- Advertisement -spot_imgspot_img
Logistics Việt Nam
Logistics Việt Nam
Cung cấp các thông tin mới nhất về logistics. Đáp ứng trọn vẹn nhu cầu quản lý chuỗi cung ứng hàng hoá tại thị trường Việt Nam.
Latest news
- Advertisement -spot_img
Related news
- Advertisement -spot_img