(Thị trường Logistics) – Tại Việt Nam, kho lạnh miền Bắc, miền Trung đang có xu hướng cung vượt cầu, nhiều kho chưa lấp đầy 60%. Còn riêng miền Nam, tỷ lệ cung cầu tương đối cân bằng với tỷ suất lấp đầy các kho khoảng 90%.
– Theo ông, điều gì đã làm nên sự thay đổi đầy mạnh mẽ của chuỗi dịch vụ cung ứng lạnh tại Việt Nam trong khoảng thời gian gần đây?
Trên thực tế, chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam trong khoảng thời gian gần đây đang phát triển nhanh chóng và có những sự thay đổi vượt vậc trong nhiều mặt. Cơ sở hạ tầng tại Đồng bằng Sông Cửu Long đã được cải thiện để dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn, nhằm giúp các công ty thủy sản có thể xây dựng kho riêng với quy mô lớn, hầu như các kho này đều đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Kèm theo là sự phát triển vượt bậc của ngành xuất khẩu rau củ, phổ biến nhất là xuất hàng sang biên giới Việt Trung đã góp phần tạo ra sự tăng trưởng đột biến cho hệ thống lưu trữ, làm lạnh và vận chuyển rau củ theo tuyến Bắc Nam.
Bên cạnh đó, sự tham gia của các Công ty đa quốc gia cùng những tập đoàn tư nhân lớn của Việt Nam đã giúp thị trường bán lẻ có được những bước phát triển vượt bậc. Vì thế, những nhà đầu tư đang dần mở rộng mạng lưới cửa hàng tiện lợi cùng siêu thị để ngành giúp ngành vận tải lạnh phát triển mạnh mẽ cả về chất lượng lẫn số lượng.
Thói quen tiêu dùng của người dân cũng đang dần thay đổi, khách hàng ưu tiên chọn hàng đông lạnh ngày càng nhiều nhiều hơn. Cùng với đó là quá trình nhập khẩu thịt, thực phẩm tiêu dùng trong nước, nguyên liệu chế biến và xuất khẩu đang ngày càng tăng cao. Công nghệ mới đặc biệt là công nghệ kỹ thuật số, di động cũng góp phần nâng cao chuỗi cung ứng lạnh.
– Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng và xu hướng của thị trường kho lạnh Việt Nam?
Theo tình hình hiện tại, miền Bắc và miền Trung có cung đang vượt cầu với tỉ suất chưa lấp đầy 60%. Còn miền Nam thì tỷ lệ cung cầu tương đối cân bằng với tỷ suất lấp đầy các kho khoảng 90%.
Dự kiến nhu cầu kho lạnh sẽ còn tăng trưởng mạnh trong những năm sắp tới. Đặc biệt là khi chúng ta đã kiểm soát tốt dịch bệnh và các doanh nghiệp thủy sản đang trong giai đoạn phục hồi; còn các doanh nghiệp nhập khẩu đang tiếp tục nhập hàng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, đặc biệt là vào các dịp đặc biệt như lễ, tết. Trong năm 2022, số kho lạnh mới đưa vào hoạt động còn rất ít khoảng 3 – 4 kho, dự kiến các năm 2023 – 2026 sẽ có nhiều kho lạnh mới, hiện đại, xuất hiện nhiều nhà đầu tư mới. Chính vì thế, thị trường dịch vụ cho thuê kho lạnh sẽ trở nên khốc liệt hơn.
Về lâu dài, nhu cầu thuê kho lạnh vẫn sẽ tăng cao. Dựa theo báo cáo 2020 của Liên minh kho lạnh thế giới thì số m3 kho lạnh/ số cư dân thành thị ở Việt Nam là 0.074. Con số này vẫn còn thấp hơn so với những nước tiên tiến như Úc 0.382, Mỹ 0.577 và Hàn Quốc 0.509.
– Ông có nhận định như thế nào về thực trạng và thách thức phải đối mặt cũng như tiên năng, xu hướng phát triển của thị trường vận tải lạnh tại Việt Nam?
Tại Việt Nam hiện nay chỉ có vài nhà vận tải lớn, số lượng xe lớn đáp ứng tiêu chuẩn, còn lại là nhỏ lẻ chỉ khoảng 5 – 15 xe do các cá nhân tự đầu tư còn manh mún và chưa được đồng bộ. Do đó, chưa thể đáp ứng yêu cầu cao của các doanh nghiệp như về yếu tố nhiệt độ, định vị, vệ sinh an toàn thực phẩm. Cùng với đó, chi phí nguyên liệu, trạm thu phí còn nhiều nên cũng ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển và tăng giá sản phẩm.
Dự kiến trong 5 năm tới, nhu cần vận tải lạnh tiếp tục tăng trưởng với mức tăng trưởng trong khoảng từ 12 – 15%.
Source: https://diendandoanhnghiep.vn/thi-truong-kho-lanh-viet-nam-dan-tro-nen-canh-tranh-hon-234833.html
Có thể bạn quan tâm: