Thương mại điện tử là một thuật ngữ rất nổi tiếng hiện nay và được nhiều người biết đến. Vậy thực chất thương mại điện tử là gì? Để tìm hiểu chi tiết về khái niệm này cũng như những vấn đề xoay quanh thương mại điện tử thì mời quý bạn đọc tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây.
1. Thương mại điện tử là gì? Những thông tin chi tiết về thương mại điện tử
Thương mại điện tử trong tiếng anh được viết là E-commerce và được viết tắt EC. Khái niệm này đề cập đến vấn đề mua bán hàng hóa hoặc các dịch vụ có sử dụng đến Internet để thực hiện hành vi mua bán chuyển tiền hoặc dữ liệu để thực hiện các giao dịch. Thương mại điện tử dùng để chỉ các loại sản phẩm, hàng hóa được bày bán trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử và trang mạng xã hội.
Xem thêm: Địa điểm chuyển phát nhanh tập trung tại ALS
2. Có bao nhiêu hình thức thương mại điện tử
Hiện nay trên thị trường có 4 hình thức thương mại điện tử chính:
- B2B (Doanh nghiệp với doanh nghiệp): Hình thức này ám chỉ các doanh nghiệp có khách hàng cũng chính là các doanh nghiệp hoặc tổ chức.
- B2C (Doanh nghiệp với khách hàng): Đây là hình thức thương mại điện tử thông dụng và dễ gặp nhất. Các doanh nghiệp sẽ thực hiện các cuộc giao dịch về các loại hình sản phẩm hoặc dịch vụ của họ trực tiếp cho khách hàng mục tiêu.
- C2C (Người tiêu dùng với người tiêu dùng): Hình thức này để thể hiện các sản phẩm của người tiêu dùng được trao đổi trực tiếp với người tiêu dùng.
- C2B (Người tiêu dùng với doanh nghiệp): Người tiêu dùng sẽ cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ trên website và các doanh nghiệp đặt hàng thông qua kênh này.
Ngoài 4 hình thức chính vừa nêu, thương mại điện tử còn có các hình thức khác như G2c (chính phủ với người tiêu dùng), C2G (người tiêu dùng với chính phủ) và B2E (doanh nghiệp với nhà tuyển dụng).
3. Những lợi ích nổi bật của thương mại điện tử
Hình thức thương mại nổi bật ra đời mang đến nhiều lợi ích nổi bật phải kể đến như
- Giúp tiết kiệm chi phí: Các cuộc giao dịch được thực hiện qua Internet sẽ có mức chi phí rất rẻ, bên cạnh đó, chi phí chi cho các hình thức marketing cũng có mức giá vô cùng phải chăng nhưng đem đến tỉ lệ tiếp cận khá cao.
- Quy trình mua sắm linh hoạt: Người tiêu dùng có thể ngồi tại bất cứ đâu cũng có thể đặt hàng, mua sắm mọi loại hàng hóa, dịch vụ một cách nhanh chóng.
- Không giới hạn vị trí địa lí: Không quan trọng bạn ở đâu và cách xa bao nhiêu km, mọi giao dịch của bạn đều sẽ được thực hiện nhanh chóng không cần phụ thuộc vào địa điểm.
- Làm việc tại bất cứ đâu: Bạn có thể điều hành một doanh nghiệp thương mại điện tử ở bất kì nơi đâu, không cần phải bó buộc ở văn phòng hay chỉ ngồi một chỗ. Bạn có thể làm việc chỉ với một chiếc máy tính được kết nối Internet và tiến hành quản lí doanh nghiệp của mình dù bạn ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.
- Vận chuyển dễ dàng: Ngành logistic có quan hệ mật thiết với sự phát triển của thương mại điện tử. Nhờ có sự phát triển của ngành logistic mà hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Quản lý hàng tồn kho: Những doanh nghiệp kinh doanh online có thể tiến hành các hoạt động marketing cũng như tự động hóa khoảng không quảng cáo bằng các công cụ điện tử để thúc đẩy hàng hóa giúp tiết kiệm chi phí hoạt động và hàng tồn kho.
4. Vai trò quan trọng của vận chuyển trong thương mại điện tử
Vận chuyển sẽ chính là người quyết định sự thành công của phiên giao dịch:
- Đảm bảo hàng hóa được giao đến đúng thời gian quy định
- Trong quá trình vận chuyển, hàng hóa được bảo đảm nguyên vẹn, hạn chế tình trạng hư hỏng, đổ vỡ
- Thái độ của người giao hàng sẽ ảnh hưởng đến khả năng người mua có quay lại với cửa hàng của bạn hay không. Nếu như sản phẩm của bạn tốt và người giao hàng có thái độ niềm nở cũng sẽ khiến khách hàng có thiện cảm và sẽ trở thành khách hàng trung thành của cửa hàng bạn.
Bài viết đã nêu những thông tin quan trọng xoay quanh thắc mắc thương mại điện tử là gì, hi vọng bài viết trên đã gửi đến quý bạn đọc các thông tin hữu ích.