Trong những năm gần đây, giao thông đường sắt đã có những bước phát triển mạnh mẽ góp phần quan trọng cho kinh tế đất nước cũng như hội nhập, mở rộng thương mại. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về vai trò của giao thông đường sắt trong sự phát triển kinh tế diễn ra như thế nào cùng những thông tin quan trọng khác.
Ưu điểm của giao thông đường sắt
Giao thông đường sắt là một trong những phương thức vận tải đang được ưa chuộng hiện nay. Tuyến đường sắt thường được dùng để vận tải các loại hàng hóa nặng cần di chuyển xa. Với tính chất đặc trưng là vận chuyển trên tuyến đường cố định chuyên biệt nên giao thông đường sắt không phải gặp những bất lợi như sửa chữa đường, kẹt xe, hư hỏng đường xá,,..
Bên cạnh đó, dịch vụ vận tải hàng hóa đường sắt cũng có cước phí rẻ hơn rất nhiều so với hình thức vận tải đường bộ và đường hàng không. Khi hàng hóa được vận tải bằng đường sắt cũng có độ an toàn cao vì những toa tàu đều là toa chuyên biệt, tàu được chạy cố định nên khách hàng không cần lo lắng vấn đề hư hỏng, lạc mất hàng hóa.
Vai trò quan trọng của giao thông đường sắt đối với phát triển kinh tế
Trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, giao thông đường sắt đóng vai trò quan trọng trong việc vận tải hàng hóa cũng như giao thương với các nước láng giềng. Bởi lẽ, hình thức vận tải đường sắt chính là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Giao thông đường sắt còn đặc biệt tham gia vào quá trình lưu thông hàng hóa để tạo ra nhiều giá trị về kinh tế.
Với lợi thế khối lượng vận tải lớn, năng suất làm việc cao cùng mức cước phí thấp đã giúp cho giao thông đường sắt nên ngày càng được ưa chuộng, sử dụng phổ biến. Hiện nay, giao thông đường sắt cũng đang được hình thành tại các độ thị lớn nhằm thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ vận tải hàng hóa đường sắt, từ đó đóng góp nhiều giá trị thiết thực cho nền kinh tế nước ta. Vai trò của giao thông đường sắt không chỉ tác động đến các hoạt động kinh doanh vận tải mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế vùng miền, giảm thiểu chi phí logistics và tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Thực trạng các tuyến đường sắt hiện hữu tại nước ta
Hiện nay, nước ta sở hữu hệ thống đường sắt có chiều dài 3.143km, tuyến đường chính là 2.531km, 612km đường ga & đường nhánh. Với hơn 100 năm hoạt động, hệ thống đường sắt đã trở nên xuống cấp, lạc hậu do không được đầu tư đúng mức cùng nhiều yếu tố khách quan khác. Đồng thời, giao thông đường sắt còn phải đối mặt với tình trạng xâm lấn hành lang an toàn giao thông, dân sinh mở lối trái phép làm mất an toàn khi tàu lưu thông. Nhận thấy vai trò quan trọng của giao thông đường sắt đối với nền kinh tế đất nước cũng như những hạn chế còn tồn đọng, chính phủ cũng đã có những biện pháp đầu tư, nâng cấp cũng như xây dựng những tuyến đường sắt mới theo chiến lược quy hoạch phát triển. Đối với riêng ngành vận tải đường sắt sẽ ứng dụng công nghệ quản lý hiện đại: Kết nối mạng với trung tâm điều hành để báo tình trạng của Container,…
Với những thông tin vừa chia sẻ có thể thấy, giao thông đường sắt hiện đang giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nước ta. Để có thể khai thác được hết những tiềm năng sẵn có để góp phần phát triển logistics nói riêng và thúc đẩy nền kinh tế nước nhà nói chung, các tuyến đường sắt cần nhận được sự đầu tư, quan tâm đúng mực lâu dài trong tương lai. Hy vọng với những thông tin vừa trình bày trong bài viết trên cũng đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích về vai trò của giao thông đường sắt đối với nền kinh tế nước ta.