Logistics là khái niệm vô cùng rộng lớn, phức tạp và bao hàm nhiều công việc khác nhau, trong đó khâu quản lý kho vận giữ vai trò vô cùng quan trọng. Đây là khâu có tác động trực tiếp đến tiến độ và trải nghiệm của khách hàng nên các doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm. Do đó, qua bài viết dưới đây, ALS sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn về vai trò của quản lý kho vận trong logistics cùng các phương pháp quản lý kho vận hiệu quả.
Quản lý kho vận trong logistics là gì?
Quản lý kho vận trong logistics là việc tổ chức, sắp xếp và giám sát các công việc lưu kho hàng hóa chờ xuất. Thông qua các hoạt động quản lý kho hàng, bạn có thể cập nhật tình hình kinh doanh, chất lượng cùng số lượng chính xác hàng hóa tồn kho.
Người quản lý kho vận sẽ dựa vào đó để đưa ra kế hoạch cân đối hàng hóa xuất nhập kho, đảm bảo hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa được diễn ra ổn địn và liên tục. Nếu như khâu quản lý kho vận trong logistics được thực hiện khoa học sẽ giúp tăng cường an toàn trong việc bảo quản hàng hóa, khai thác tối đa cơ sở vật chất, từ đó tiết kiệm được chi phí đầu tư và gia tăng doanh thu lâu dài cho doanh nghiệp.
Những phương pháp quản lý kho vận trong logistics hiệu quả
Quản lý kho vận giữ vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì thế, mỗi đơn vị đều phải có những phương án quản lý kho vận khoa học để tiết kiệm ngân sách và gia tăng doanh thu. Dưới đây là các giải pháp quản lý kho vận trong logistics hiệu quả mà bạn có thể tham khảo qua:
Giải pháp FIFO và LIFO
- FIFO (First in – First out): Phương pháp này có nghĩa rằng những loại hàng hóa nhập kho trước sẽ ưu tiên xuất kho trước. Cách thức này thường được áp dụng với những mặt hàng có thời gian sử dụng ngắn như bánh kẹo, thực phẩm, hàng tiêu dùng,…
- LIFO (Last in – First out): Hàng hóa nhập kho sau sẽ được đi trước. Phương pháp này áp dụng với những nguyên vật liệu có thể tồn kho lâu dài như vật liệu xây dựng để đảm bảo cập nhật thời giá và cân đối được chi phí sản xuất – bán hàng phù hợp.
Phân chia theo khu vực
Việc phân chia nên được thực hiện ngày từ đâu để không mất thời gian soạn hàng và lãng phí không gian về sau. Các mặt hàng lưu kho cần được bố trí theo từng khu vực rõ ràng dựa theo tính chất hàng hóa và tần suất. Các doanh nghiệp có thể thiết kế thêm bảng chỉ dẫn cụ thể, lối đi thuận tiện để cho việc nhặt hàng, nâng dỡ hàng hóa diễn ra dễ dàng hơn.
Sắp xếp theo SKU
SKU (Stock Keeping Unit) đây là loại đơn vị phân loại hàng hóa. Bạn sẽ dựa vào tính chất sản phẩm mà đặt tên cho từng món hàng. Tên gọi của chúng sẽ gồm cả chữ và số. Khi nhìn vào mã SKU, bạn có thể nhanh chóng xác định được vị trí của hàng hóa.
Xây dựng quy trình quản lý kho vận chuyên nghiệp
Để xây dựng được quy trình quản lý kho vận trong logistics chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo qua các bước cơ bản sau đây:
- Lập sơ đồ kho hàng và phổ biến rộng rãi đến toàn bộ nhân viên
- Kiểm soát việc hàng hóa xuất nhập
- Kiểm tra hàng tồn kho định kỳ
- Chuẩn bị hàng/ Nhặt hàng
- Đóng gói, dán nhãn
- Giao sản phẩm cho đơn vị vận chuyển
Trong quá trình nhập – xuất – lưu kho hàng hóa thì các bước cần phải được xây dựng rõ ràng, trách nhiệm của mỗi người đều được quy định cụ thể, thống nhất để quá trình làm việc diễn ra trơn tru và hạn chế các sai sót.
Quản lý kho vận trong logistics bằng phần mềm quản lý chuyên nghiệp
Bạn có thể sử dụng Excel để quản lý hàng hóa nếu như kho hàng nhỏ và số lượng hàng hóa xuất nhập ít. Còn với những kho hàng lớn hơn thì bắt buộc bạn phải sử dụng phần mềm quản lý kho hàng được vận hành tự động hóa 100%.
Như vậy, các thông tin xoay quanh chủ đề vai trò của quản lý kho vận trong logistics đã được trình bày cụ thể trong bài viết. Mong rằng đây cũng chính là những điều quý bạn đọc đang tìm kiếm.